Sự hồi sinh của Đại học Nalanda cổ đại

Nghỉ hè đúng dịp dịch Covid-19 bùng phát khiến những đứa trẻ không được đi đâu mà bị “nhốt” trong nhà cả ngày. Nhiều phụ huynh đau đầu, lo lắng không biết làm thế nào để con có một kỳ nghỉ hè vui vẻ, không nhàm chán.
Thời Ấn Độ cổ đại, các phương pháp nghiên cứu Phật giáo tiên tiến đã giúp thành lập các cơ sở giảng dạy lớn như Taxila, Nalanda và Vikramashila, và các cơ sở này thường được coi là một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới.
Nalanda University Bihar Ruin
Trường Nalanda cổ đại đạt được địa vị như một nơi học tập uy tín là hệ quả lịch sử của bối cảnh ấy. Đặc trưng của vương triều Magadha cổ đại là nuôi dưỡng trí tuệ không giống bất cứ thời đại nào. 
Các dữ liệu lịch sử chỉ ra rằng trường Đại học Nalanda cổ đại đã có một tuổi đời lâu dài và lừng lẫy kéo dài gần như liên tục trong 800 năm từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 12 CN trước khi bị phá hủy bởi các thế lực ngoại xâm. Khả năng tổ chức nhiều cuộc đàm luận và nắm giữ toàn bộ tri thức là điều đã khiến Nalanda trở nên hấp dẫn, đặc biệt đối với những người tìm kiếm tri thức từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á. 
Trường Nalanda có một quá khứ xa xưa hùng vĩ và vinh quang khi từng là một trung tâm Phật giáo nổi bật. Nơi đây, con người cũng có thể lần theo dấu chân của Đức Phật. Trường Nalanda cổ đại được biết đến với sự đa dạng, một hệ sinh thái tri thức phát triển mạnh nhờ chia sẻ kiến thức mới và có triển vọng quốc tế. Những điều này cũng là tinh túy của trường Đại học Nalanda mới. 
Hành trình hướng tới sự hồi sinh vinh quang xưa kia của Đại học Nalanda bắt đầu khi các nhà lãnh đạo của 16 quốc gia thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) bao gồm Việt Nam, tán thành đề xuất tái thiết lập trường Nalanda tại hội nghị ở Philippines vào tháng 1/2007. Dự án bắt đầu khi Đạo Luật Đại học Nalanda 2010 được thông qua tại lưỡng viện của Quốc hội Ấn Độ. Vào tháng 9/2014, trường đã mở cửa đón những sinh viên đầu tiên, một bước phát triển lịch sử sau khoảng thời gian gần 800 năm.
Nguồn: Bản tin Ấn Độ