Câu chuyện bí ẩn ít ai biết đến về ngày Thanh minh

Thanh minh hay lễ Tảo mộ là một trong những ngày quan trọng nhất trong văn hóa Trung Quốc và cả Việt Nam. Ngày này xuất phát từ câu chuyện bí ẩn trong lịch sử ít người biết đến.
Truyền thống tốt đẹp trong ngày Thanh minh
Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí’ và được người Phương Đông coi là một lễ tiết không thể thiếu hàng năm. Việc tảo mộ trong tiết Thanh Minh đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc và có ảnh hưởng khá lớn đến văn hóa Việt Nam. Cứ đến ngày này, mọi gia đình đều đi đến thăm mộ của tổ tiên, những người đã khuất thắp hương và làm lễ cúng để tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đến gia tiên.
Theo nghĩa đen, thanh là trong lành, minh là tươi sáng. Khi tiết Xuân phân qua mang theo nhưng cơn mưa phùn đi mất, bầu trời lúc này trở nên thoáng đãng và bừng sáng hơn báo hiệu sang tiết Thanh Minh hay có tên khác là Lễ Tảo mộ.
Về mặt thiên văn học, Thanh minh là một trong hai mươi tư tiết khí trong lịch Trung Quốc, được tính theo vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh mặt trời. Vào ngày Thanh minh, Mặt trời sẽ ở kinh độ thiên thể là 15 độ và theo cách tính của dương lịch hiện đại, bắt đầu vào ngày mùng 4 hoặc mùng 5 tháng 4 dương lịch. 
   Vào tết Thanh Minh, người dân đổ xô thăm lăng mộ gia tiên, tiền tổ
Người ta tin rằng lễ hội này là một trong những lễ hội cổ xưa nhất của Trung Quốc, với một số người cho rằng nó đã diễn ra trong 2.500 năm qua.
Câu chuyện bí ẩn gắn liền ngày Thanh minh
Có một truyền thuyết khá thú vị đã kể về nguồn gốc của lễ hội, với câu chuyện lấy bối cảnh vào thời Chiến Quốc và thời Xuân Thu (770-475 TCN).
Chuyện kể rằng vua Tấn Văn Công nước Tấn trong một lần bị nạn phải lưu vong khắp mọi nơi, rơi vào cảnh thê lương phải gồng mình chiến đấu với cái đói, cái lạnh. Đúng trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” ấy, vị vua nước Tấn đã may mắn gặp được một vị hiền sĩ tên Giới Tử Thôi. Vị quý nhân này đã hết sức phò tá vua, thậm chí trong một hôm thức ăn cạn kiệt, Giới Tử Thôi đã tự xẻo thịt trên đùi mình để dâng lên cho vua ăn. Khi biết được chuyện, vua Tấn Văn Công cảm động khôn xiết và hứa sẽ đền đáp công ơn cứu giúp của ân nhân.
Sau gần hai thập kỷ trải qua vô số khó khăn, vị vua nước Tấn cuối cùng cũng giành lại ngôi báu và một lần nữa lãnh đạo lại giang sơn. Ông đã phong thưởng hậu hĩnh những người có công và dốc lòng phò tá vua trên con đường lấy lại hoàng vị. Nhưng thật không may, ông lại quên mất công lao của vị ân nhân Giới Tử Thôi, người đã không màng khó khăn, nguy hiểm cứu giúp mình. Không một lời than trách hay oán hận, Giới Tử Thôi đưa mẹ mình lên núi Điền Sơn ở ẩn.
Một thời gian sau, Tấn Văn Công đột nhiên nhớ lại vị hiền triết đã giúp mình ngày xưa liền lập tức phái quân lính đi tìm và muốn mời Giới Tử Thôi về làm quan triều đình để báo ơn. Tuy nhiên, Giới Tử Thôi đã từ chối lời mời của vua. Bị từ chối, vị vua nổi cơn lôi đình và lệnh cho người của mình đốt núi nhằm ép Giới Tử Thôi lộ diện. Đáng buồn thay, chính ngọn lửa mà vua hạ lệnh đốt đã thiêu chết hai mẹ con Giới Tử Thôi bên cạnh một cây liễu.
Empty
Hai mẹ con Giới Tử Thôi bị thiêu cháy bên cây liễu
Vô cùng hối hận về hành động của mình, vua nước Tấn đã lập miếu thờ và hạ lệnh cho  mọi người dân tuyệt đối phải kiêng đốt lửa trong vòng ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng nhớ công ơn của Giới Tử Thôi và người đã khuất. Từ đó, hàng năm cứ vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch sẽ tổ chức Lễ hội Hàn thực để tương nhớ công ơn người quá cố.
Và lễ Thanh minh trở thành một nét đẹp trong văn hóa và cũng là dịp để con cháu sum vầy nhớ đến cội nguồn tổ tiên, báo hiếu các bậc sinh thành. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình thường quét dọn, cắt sạch cỏ dại xung quanh lăng mộ gia tiên, tiền tổ và làm mâm cơm cúng dâng lên đấng tổ tiên.
Sau khi thắp hương nhang cầu nguyện, người nhà sẽ đốt giấy tiền, được cho là loại tiền hợp lệ ở thế giới bên kia với hy vọng người quá cố sẽ nhận được. Ngày nay, đồ cúng bằng giấy ngày càng trở nên tinh vi, với các mô hình điện thoại di động, ô tô, biệt thự và quần áo bằng giấy hết sức phong phú và đẹp mắt.
Empty
Các đồ cúng bằng giấy ngày càng tinh xảo
Tết Thanh minh là một nét đẹp văn hóa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở con người ta nhớ về quê hương mình sinh ra. Nếu không có điều kiện trở về quê hương trong dịp Thanh minh xin hãy hướng lòng mình về nơi thiêng liêng ấy bởi lẽ quê hương sẽ mãi theo chúng ta suốt cuộc đời và luôn dang rộng vòng tay chào đón mỗi khi ta trở về.
TH