Chùa Thầy mùa hoa gạo thắp lửa

0 358
Tháng 3, mùa hoa gạo thắp lửa. Những cây hoa gạo (hay còn gọi là hoa mộc miên) ở chùa Thầy trổ hoa rực rỡ khiến ngôi chùa nghìn năm tuổi khoác lên mình vẻ đẹp đặc biệt.
Cứ vào độ tháng 3, những cây hoa gạo ở Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại bung nở, làm nên nét đẹp rất riêng trong không gian ngôi chùa .

Cứ vào độ tháng 3, những cây hoa gạo ở Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại bung nở, làm nên nét đẹp rất riêng trong không gian ngôi chùa .
Cây gạo còn có tên gọi khác là mộc miên, hồng miên hay pơ lang.

Cây gạo còn có tên gọi khác là mộc miên, hồng miên hay pơ lang.

Đây là loài cây ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng, lá rụng vào mùa đông.

Đây là loài cây ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng, lá rụng vào mùa đông.

Hoa gạo màu đỏ thường nở vào mùa xuân trước khi cây ra lá non.

Hoa gạo màu đỏ thường nở vào mùa xuân trước khi cây ra lá non.

Theo người dân ở đây, trước kia, sân chùa Cả (chùa chính dưới chân núi) có năm cây hoa gạo.

Nhưng bốn cây đã chết, còn một cây nằm mé bên trái chùa, gần cầu “Nhật Tiên Kiều” nhà chùa trồng thêm hai cây mới.

Nhưng bốn cây đã chết, còn một cây nằm mé bên trái chùa, gần cầu “Nhật Tiên Kiều” nhà chùa trồng thêm hai cây mới.

Hiện tại trong ba cây này hai cây ra hoa đứng cạnh nhau, trong đó cây lớn là cây còn lại của năm cây cũ, còn một cây mới trồng đối xứng qua sân chùa chưa ra hoa.

Hiện tại trong ba cây này hai cây ra hoa đứng cạnh nhau, trong đó cây lớn là cây còn lại của năm cây cũ, còn một cây mới trồng đối xứng qua sân chùa chưa ra hoa.

Hoa gạo làm duyên trước thủy đình trên hồ. Đây là một kiến trúc đặc sắc, hình ảnh tiêu biểu của chùa Thầy. Thủy đình này được sử dụng để múa rối nước, hiện vẫn còn sử dụng trong những dịp lễ hội.

Hoa gạo làm duyên trước thủy đình trên hồ. Đây là một kiến trúc đặc sắc, hình ảnh tiêu biểu của chùa Thầy. Thủy đình này được sử dụng để múa rối nước, hiện vẫn còn sử dụng trong những dịp lễ hội.

Tại chùa Thầy có hai cầu là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng.

Tại chùa Thầy có hai cầu là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng.

Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602.

Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602.

Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên.

Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên.

Cây gạo cổ thụ ở trước chùa Cả. Nơi đây là một khoảng sân rộng, là sân lễ hội cũng như là nơi khán giả xem múa rối nước ở thủy đình trên hồ. Đây cũng là nơi thu hút được nhiều người tới tham quan vãn cảnh chùa và chụp ảnh lưu niệm.

Cây gạo cổ thụ ở trước chùa Cả. Nơi đây là một khoảng sân rộng, là sân lễ hội cũng như là nơi khán giả xem múa rối nước ở thủy đình trên hồ. Đây cũng là nơi thu hút được nhiều người tới tham quan vãn cảnh chùa và chụp ảnh lưu niệm.

Mùa hoa gạo, cây rụng hết lá, chỉ có những bông hoa đỏ rực trên cành như những ngọn lửa được thắp lên rực rỡ chào đón mùa hè.

Mùa hoa gạo, cây rụng hết lá, chỉ có những bông hoa đỏ rực trên cành như những ngọn lửa được thắp lên rực rỡ chào đón mùa hè.

Những ngày này không khó để bắt gặp rất nhiều người yêu thích chụp ảnh đổ về chùa Thầy để ghi lại những khoảnh khắc lãng mạn bên hoa gạo.

Những ngày này không khó để bắt gặp rất nhiều người yêu thích chụp ảnh đổ về chùa Thầy để ghi lại những khoảnh khắc lãng mạn bên hoa gạo.

Theo Báo Nhân Dân