Nét độc đáo ở công viên đất nung tôn vinh làng nghề Việt

Công viên này được lấy cảm hứng từ dòng chảy bất tận của quá khứ, hiện tại và tương lai. Nơi đây sở hữu nhiều công trình mang đậm tinh hoa truyền thống làng nghề Việt.

Công viên đất nung này không chỉ là nơi quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề đến du khách trong và ngoài nước mà còn là nơi để các nghệ sĩ sáng tác gặp gỡ, giao lưu. (ảnh Bảo Anh)

Công viên đất nung Thanh Hà (rộng gần 6.000 mét vuông) tọa lạc tại làng gốm Thanh Hà (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) lâu nay được biết đến là một điểm du lịch nổi tiếng với sản phẩm gốm và đất nung đặc trưng. Ở đó, có một không gian được dành riêng để tôn vinh làng nghề làm gốm Việt. Người ta vẫn thường nói, “đất sét là hồn quê”. Trong trường hợp ấy, Công viên Đất nung Thanh Hà chính là nơi lưu giữ toàn bộ cái tinh hoa, cái “hồn” của mảnh đất Hội An.

Một không gian được dành riêng để tôn vinh làng nghề làm gốm Việt. (ảnh Hoiantravel)

Công viên đất nung Thanh Hà còn giới thiệu, trưng bày các sản phẩm nghệ thuật gốm từ Bắc vào Nam và đặc biệt là các “di sản văn hóa” nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam. (ảnh Bảo Anh)

Công viên đất nung Thanh Hà được xem là nơi trưng bày gốm có quy mô lớn nhất ở trong nước với sự đa dạng về sản phẩm, mẫu mã. (ảnh Hoiantravel)

Năm 2016, Công viên đất nung ở làng gốm Thanh Hà – Hội An được Ashui Awards 2016 (Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam bảo trợ) chọn vào giải nhất Công trình của năm. Công viên có 5 hạng mục chính gồm các khu bảo tàng gốm, trưng bày ngoài trời, làng nghề Nam Diêu, trại sáng tác, dịch vụ và xúc tiến thương mại.

Điểm độc đáo của những tháp Chăm trong văn hóa Chăm Pa được mô tả. (ảnh Bảo Anh)

Rùa đá và Bia Tiến sỹ được tạo hình chân thực. (ảnh Bảo Anh)

Sự sắc nét và tài tình của Khuê Văn Các được tái hiện lại qua bàn tay người thợ thủ công ở làng gốm. (ảnh Bảo Anh)

Công viên Đất nung Thanh Hà được thiết kế và sở hữu bởi kiến trúc sư Nguyễn Văn Nguyên. Ở nơi này, không chỉ có những hình ảnh thân quen của làng quê Việt Nam bằng chất liệu đất nung, các “kiến trúc sư” còn tạo tác nên những mô hình thu nhỏ mô phỏng những công trình tầm cỡ thế giới như Kim Tự Tháp, Tượng Nữ thần tự do, vườn treo Babylon… Công viên đất nung Thanh Hà còn giới thiệu, trưng bày các sản phẩm nghệ thuật gốm từ Bắc vào Nam và đặc biệt là các “di sản văn hóa” nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam được thu nhỏ bằng gốm. Vì vậy, công viên không chỉ là nơi quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề đến du khách trong và ngoài nước mà còn là nơi để các nghệ sĩ sáng tác gặp gỡ, giao lưu.

Những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới được mô tả lại. (ảnh Bảo Anh)

Tượng Nữ thần Tự do được tái hiện. (ảnh Bảo Anh)

Công trình Angco Wat bàng đất nung. (ảnh Bảo Anh)

Công viên đất nung Thanh Hà được xem là nơi trưng bày gốm có quy mô lớn nhất ở trong nước với sự đa dạng về sản phẩm, mẫu mã. Nơi đây được mệnh danh là công viên gốm lớn nhất và Bảo tàng gốm “độc” nhất cả nước. Với chi phí đầu tư hơn 22 tỷ, công trình này được thổi hồn bởi các nghệ nhân làm gốm và đất nung có tay nghề cao. Chính vì thế, mọi chi tiết nhỏ tại đây đều được “nhào nặn” tỉ mỉ đến mức hoàn mỹ.

Công viên này được lấy cảm hứng từ dòng chảy bất tận của quá khứ, hiện tại và tương lai. Nơi đây sở hữu nhiều công trình mang đậm tinh hoa truyền thống làng nghề Việt. Cùng với đó là nét văn hóa Sa Huỳnh và Chămpa cổ. Và với sức sống của làng gốm Thanh Hà hơn 500 năm qua, đã giúp gắn kết văn hóa giữa các vùng miền, hội tụ những tinh hoa trong tiến trình hình thành và phát triển của nền văn hóa.

Không chỉ các công trình kiến trúc trong và ngoài nước, nghệ thuật sắp đặt đương đại cũng được tái hiện. (ảnh Bảo Anh)

Một điều đặc biệt, và có lẽ là may mắn với làng gốm này, bởi so với những làng gốm nổi tiếng như Bát Tràng, Vĩnh Long thì nơi đây có điều kiện thuận lợi để vừa phát triển du lịch, vừa phát triển làng nghề bởi Công viên này tọa lạc ở gần phố cổ du lịch Hội An.

Minh Ngọc