Tết Hàn Thực là ngày gì?
Hằng năm, cứ đến ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, người dân ở khắp mảnh đất hình chữ S lại nô nức chuẩn bị những đĩa bánh trôi để thắp hương, cúng ông bà tổ tiên. Đây được gọi là ngày Tết Hàn thực, hiểu theo nghĩa chữ Hán, “thực” là ăn, “Hàn” là lạnh, “Tết Hàn thực” có nghĩa là đồ ăn lạnh. Vậy nguồn gốc của ngày lễ này đến từ đâu và nó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt?
Nguốn gốc của ngày Tết Hàn thực 3/3
Được biết, từ thời xa xưa, Tết Hàn thực đã trở thành phong tục tập quán của người Việt và ngày Tết này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo sử sách ghi lại, vào thời Xuân Thu (770-221) ở Trung Hoa, có một vị vua là Tấn Văn Công gặp nạn, phải bỏ nước đi lưu vong ở khắp nơi, từ vùng này sang vùng khác. Bấy giờ, ông gặp được một hiền sĩ là Giới Tử Thôi thông minh, tài giỏi, nguyện đi theo phò tá, giúp đỡ vua. Đến một hôm, lương thực đã cạn kiệt, bằng lòng trung thành, tận tụy của mình, Giới Tử Thôi đã phải lén cắt một miếng thịt trên đùi mình để làm thức ăn cho vua.
Dòng dã 19 năm trời, Giới Tử Thôi theo phò tá vua trải qua biết bao khổ cực nhưng vẫn hết lòng trung thành với chủ nhân của mình. Về sau khi vua Tấn Văn Công đã khôi phục được ngôi vị của mình, ông đã phong thưởng cho rất nhiều người có công lao lên làm quan to, thế nhưng lại quên mất người mực trung thành, giúp đỡ mình là Giới Tử Khôi.
Không một lời trách móc, oán hận, Giới Tử Khôi chỉ lẳng lặng đưa mẹ đến ngọn núi Điền Sơn ở ẩn, hai mẹ con sống những ngày tháng bình yên, an lạc. Một thời gian sau, vua Tấn Văn Công chợt nhớ ra người đã hao công tổn sức phò tá mình trong suốt năm tháng lưu lạc nên đã cho người tìm Giới Tử Thôi về để phong thưởng. Tuy nhiên, Giới Tử Thôi nhất quyết từ chối vì không muốn sa vào danh vọng, địa vị mà chỉ muốn hưởng thụ những ngày tháng an nhàn cùng mẹ già. Biết được điều đó, vua Tấn Văn Công ra lệnh cho người đốt rừng nhằm ép Giới Tử Thôi phải quay về. Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng nhau chịu chết cháy trong rừng.
Vua thương xót, hối hận về hành động của mình nên đã lập miếu thờ để tưởng niệm, ngoài ra, người dân còn phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ được ăn những đồ ăn nguội đã nấu sẵn. Từ đó, trong dân gian, ngày 3-3 âm lịch hằng năm hay còn được gọi là Tết Hàn thực để tưởng nhớ đến công ơn của người đã khuất.
Ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực trong đời sống tâm linh của người Việt
Lịch việt cho biết, thời phong kiến, do có sự hội nhập, giao lưu văn hóa giữa hai nước nên người Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các phong tục tập quán của người Trung Hoa. Ở Việt Nam, ngày Tết Hàn thực lại mang một ý nghĩa dân tộc khác, đó là tưởng nhớ đến những người đã có công ơn xây dựng và gìn giữ đất nước.
Trong ngày 3-3 âm lịch, mọi gia đình Việt đều chuẩn bị những món bánh trôi, bánh chay để dâng lên cúng gia tiên với ý nghĩa nhớ về cội nguồn, biết ơn những người đã sinh thành, giáo dục mình. Vì thế dù ai ở đâu, đi đâu thì đến ngày Tết Hàn thực đều nên trở về với gia đình của mình để cùng nhau sum họp, ngồi bên mâm cơm ấm áp.
Trong ngày này, người Việt thường làm những món bánh trôi, bánh chay để thắp hương. Có nhiều gia đình cũng có truyền thống tập trung con cháu, mọi người trong gia tộc để cùng nhau đi tảo mộ, thăm viếng những người đã khuất.
Những điều kiêng kỵ trong ngày tết Hàn thực
Với người Trung Hoa, trong ngày Tết Hàn thực mọi người cần phải kiêng đốt lửa, chỉ được ăn chay nhưng ở Việt Nam thì người dân không kiêng đốt nửa, không bắt buộc ăn chay và dùng bánh trôi để thắp hương.
Một trong những điều quan trọng, kiêng kị trong ngày mồng 3-3 âm lịch đó là người dân không nên ăn mặn. Để mọi việc suôn sẻ, thuận lợi hơn thì các gia đình nên ăn chay, cúng chay.
Sưu tầm