Vẻ đẹp huyền bí ở vùng đất cổ xứ Quảng mang danh Di sản Văn hóa TG

0 539
Quảng Nam được tạo hóa ưu ái khi không chỉ có một Hội An trữ tình mà còn có Thánh địa Mỹ Sơn cổ kính, bí ẩn.

Thánh địa Mỹ Sơn – vùng đất cổ linh thiêng

Thánh địa Mỹ Sơn nằm cách Hội An khoảng 40 cây số về phía Tây, và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 cây số về phía Tây Nam, thuộc địa phận của xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Quần thể di tích được bao bọc bởi một thung lũng có đường kính 2 mét và xung quanh là núi đồi hùng vĩ.

Khu di tích này là tổ hợp của hơn 70 công trình kiến trúc và nằm rải rác trên các ngọn đồi trùng điệp, phản ánh văn hóa truyền thống của người Chăm Pa cổ. Xưa kia, Thánh địa Mỹ Sơn chính là nơi cúng tế và là lăng mộ chôn cất của hoàng thân quốc thích trong Vương triều Chăm Pa trong suốt giai đoạn từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII.

Đất Việt xưa: Vẻ đẹp huyền bí ở vùng đất cổ xứ Quảng mang danh Di sản Văn hóa TG - 1

Theo nhiều thông tin ghi lại rằng, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại từ khoảng thế kể thứ IV. Khi đó vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua đầu tiên của vùng Amaravati lúc bấy giờ. Ông đã được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua của hoàng tộc. 

(Ảnh: vietnampagodas)

Thánh địa Mỹ Sơn – kiệt tác ghi dấu nền văn hóa khu vực 

Tổng thể Thánh địa gồm hai ngọn đồi, đối diện nhau theo hướng Đông – Tây và ngay tại ngã tư của một con suối, các nhánh suối đã trở thành ranh giới tự nhiên chia nơi đây thành bốn khu vực A, B, C, D. Cách chia này hợp với yếu tố phong thủy lại vừa tránh được tình trạng xé lẻ các tổng thể kiến trúc. 

Đất Việt xưa: Vẻ đẹp huyền bí ở vùng đất cổ xứ Quảng mang danh Di sản Văn hóa TG - 3

(Ảnh: dozechiu)

Đất Việt xưa: Vẻ đẹp huyền bí ở vùng đất cổ xứ Quảng mang danh Di sản Văn hóa TG - 4

Trung tâm Thánh địa là một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Tháp chính có hai cửa theo hướng đông tây, mỗi cửa có 8 bậc cấp để đi lên và các vòm cuốn. Trên mỗi vòm cuốn là một hình tháp thu nhỏ. Theo những tài liệu để lại thì đây là ngôi tháp cao nhất trong các tháp thánh địa ở Mỹ Sơn với chiều cao 24m, đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 10m. 

Đất Việt xưa: Vẻ đẹp huyền bí ở vùng đất cổ xứ Quảng mang danh Di sản Văn hóa TG - 5

(Ảnh: dozechiu)

Trong tháp thờ một bộ Linga – Yoni lớn ( nay chỉ còn một bệ đá Yoni). Phần trên tháp có 3 tầng, các tầng nhỏ dần lại và trên cùng là đỉnh tháp bằng sa thạch. Ở mỗi tầng đều có cửa giả, có hình người đứng dưới vòm cuốn. Hai cửa giả hai bên là hai vòm cuốn chồng lên nhau, trang trí hoa văn rất tinh xảo.

Đất Việt xưa: Vẻ đẹp huyền bí ở vùng đất cổ xứ Quảng mang danh Di sản Văn hóa TG - 6

(Ảnh: dozechiu)

Điểm “sống ảo” với phông nền cực chất 

Trải qua bao nhiêu bể dâu, thời gian đã tàn phá rất nhiều công trình kiến trúc của khu di tích, hơn 70 công trình nguy nga tráng lệ ngày nào giờ chỉ còn sót lại 20 công trình, và hiện đang được tôn tạo và bảo tồn lưu giữ.

Đất Việt xưa: Vẻ đẹp huyền bí ở vùng đất cổ xứ Quảng mang danh Di sản Văn hóa TG - 7

Thánh địa Mỹ Sơn mang trong mình vẻ đẹp huyền bí; nét kiến trúc độc đáo mang những dấu ấn riêng biệt của văn hóa Champa, đã thu hút nhiều du khách đến tham quan và tìm hiểu. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn của Việt Nam được UNESCO công nhận nơi này là Di sản Văn hóa Thế Giới. 

Đất Việt xưa: Vẻ đẹp huyền bí ở vùng đất cổ xứ Quảng mang danh Di sản Văn hóa TG - 8

Riêng đối với những ai yêu thích chụp hình; mê sống ảo thì đây cũng là một địa chỉ dừng chân lí tưởng để các bạn có thể lưu lại những bức hình ấn tượng nhất, bởi không gian nơi đây huyền bí, nhưng cũng không kém phần thơ mộng, cuốn hút,… Chắc chắn những yếu tố đó sẽ tạo nên những bức hình; hoặc những thước phim đầy mê hoặc.

Thanh Vân/TH