Khi trẻ kém tập trung, cha mẹ hãy thử làm điều này
Thiếu tập trung là vấn đề thường gặp ở trẻ em. Sự tập trung của bé có thể ngắn đến độ mà ngay cả những đồ chơi mới cũng chỉ thu hút sự chú ý của trẻ khoảng vài giờ. Vấn đề này sẽ trở nên nghiêm túc hơn khi bạn yêu cầu con thực hiện việc làm bài tập, dạy con một vấn đề mới đều cần phải tập trung tối đa.
Nhiều đứa trẻ thích viết trong khi xem TV, hoặc vừa nghe nhạc vừa làm bài. Đây là thói quen của rất nhiều trẻ con. Chuyện tưởng như nhỏ nhưng lại là vấn đề lớn ảnh hưởng đến điểm số và công việc sau này của bọn trẻ.
Trẻ kém tập trung có ảnh hưởng gì?
1. Ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ
Kết quả trực tiếp của việc trẻ kém tập trung là không thể nghe giảng, viết bài tập về nhà một cách nửa vời, và không hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao trên lớp hay bài tập về nhà. Điều này sẽ dẫn đến kết quả học tập của trẻ bị sa sút.
2. Suy giảm sự tự tin của trẻ
Ảnh hưởng của mục này liên quan mật thiết đến việc trước đó, điểm của trẻ không tốt, bị cô giáo mắng vì không hoàn thành bài tập về nhà, lòng tự tin của trẻ tự nhiên giảm sút. Trẻ nghĩ rằng mình không thể làm tốt việc gì, nhưng trên thực tế vấn đề của trẻ chỉ là không đủ tập trung.
3. Kỹ năng xã hội yếu
Có câu nói giao tiếp là cầu nối giữa con người với nhau. Trẻ thiếu tự tin, làm việc gì cũng nửa vời trẻ không thể tập trung giao tiếp, trò chuyện với người khác, tự nhiên không kết bạn được nhiều, kỹ năng xã hội ngày càng giảm sút.
4. Kỹ năng quan sát yếu
Quan sát là việc cần tập trung và thực hiện bằng cả trái tim. Nhiều khoảnh khắc tinh tế trong cuộc sống cần được ghi lại và cảm nhận thông qua quan sát, nếu trẻ tập trung quan sát xung quanh thì trẻ sẽ giỏi hơn những trẻ cùng lứa. Ngược lại, càng ít tập trung, con người càng nhận được ít thông tin hơn và theo thời gian, khả năng quan sát sẽ giảm.
“Nhặt đậu” có thực sự hữu ích cho sự tập trung?
Làm thế nào để giải quyết tình trạng kém tập trung ở trẻ? Có người đã đề xuất một phương pháp gọi là “nhặt đậu”, tương truyền rằng “nhặt đậu” cho phép trẻ liên tục kích thích não bộ, đồng thời rèn luyện sự linh hoạt của cơ ngón tay.
Trước khi bắt đầu, mẹ hãy chuẩn bị hai bình sữa miệng rộng, một bình đựng một ít hạt đậu nhỏ rồi cho bé đổ đậu vào bình còn lại. Lấy một chiếc đĩa nhỏ khác, đổ đậu vào đĩa nhỏ, cho bé nhặt hết đậu vào lọ. Đồng thời, bố mẹ có thể chuẩn bị thêm một chiếc đĩa và một chiếc bình để cùng bé tranh tài.
Nhưng hãy nghĩ kỹ lại, trò chơi “nhặt đậu” có thực sự là một giải pháp lâu dài?
Có lẽ, nhiều bậc cha mẹ thử phương pháp này sẽ nhận được hai kết quả sau:
1. Hạt đậu được đặt trong góc và bị mốc.
2. Đem đi… nấu ăn.
Tại sao phương pháp này lại dễ thất bại?
Bởi trên thực tế, bản thân trò chơi “nhặt đậu” đòi hỏi sự tập trung của trẻ, nhưng nghĩ kỹ lại thì hứng thú mới là người thầy tốt nhất. Vậy nên cuối cùng chỉ là sự “nhiệt tình ba phút” của trẻ, và sau đó là sự chán nản, chán ghét của trẻ với phương pháp này.
Cha mẹ nên làm gì?
1. Tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ
Cha mẹ phải tạo cho con một môi trường sống yên tĩnh và thoải mái để nâng cao khả năng tập trung. Chỉ khi xung quanh yên tĩnh và thoải mái thì trẻ mới dễ dàng ổn định và tập trung vào một việc.
2. Đừng làm phiền trẻ
Cha mẹ thường làm phiền con cái, chẳng hạn như yêu cầu con cái ăn vặt, uống nước hoặc xem những thứ bổ ích khác. Lúc này, nếu bọn trẻ đang tập trung vào một việc gì đó, tâm trí của chúng sẽ thay đổi, chúng sẽ dễ dàng giảm sự tập trung sau khi bị cha mẹ quấy rầy.
3. Chơi một số trò chơi nhỏ với con
Cha mẹ có thể cùng con chơi những trò chơi mang tính giáo dục cao hơn, chẳng hạn như mở lòng bàn tay để bàn tay của trẻ đặt lên trên, bàn tay của cha mẹ sẽ hướng lên bất ngờ. Đây là trò chơi bắt buộc trẻ phải tập trung quan sát. Một số trò chơi khác như nối dấu chấm và mê cung; xác định vị trí đồng xu với ba chiếc cốc hay ghép hình và ghép từ…
4. Để việc học trở thành hứng thú của trẻ
Không phải trẻ nào cũng có kết quả học tập xuất sắc và cũng không có nghĩa trẻ học xuất sắc mới thành công. Điều quan trọng là giúp con vui thích với việc học, có niềm tin vào bản thân và đặc biệt được rèn luyện các yếu tố liên quan đến trí thông minh cảm xúc.
Chỉ khi con có niềm yêu thích và không bị đặt nặng áp lực, con mới có thể tự giác tập trung.
Bên cạnh đó, cần lưu ý cho trẻ ngủ đủ giấc, ăn uống cân bằng dinh dưỡng và giữ không khí gia đình hòa nhã, tránh căng thẳng cho con.
Sự tập trung sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của trẻ, từ điểm số đến việc kết bạn, đến sự tự tin và thậm chí là khả năng làm việc sau này. Cha mẹ phải lưu ý và phát hiện kịp thời tình trạng thiếu chú ý của trẻ để cải thiện càng sớm càng tốt.