Người giữ hồn cho văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
Tín ngưỡng Thờ Mẫu có bề dày hàng trăm năm với các hệ giá trị độc đáo, gắn liền việc thờ nữ thần, thờ bà mẹ thiên nhiên – biểu tượng người mẹ tối linh góp phần đề cao giá trị, vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội Việt Nam. Từ thế kỷ XVI, tín ngưỡng này trở thành nét sinh hoạt văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tâm linh của con dân nước Việt.
Là nhà giáo nên mang tư tưởng đạo Mẫu Tam phủ của anh chị cũng khác. Từ cách đến với đạo Mẫu, cách cảm hay diễn xướng đạo Mẫu luôn trên tinh thần thể hiện ý nghĩa giáo dục nhân văn sâu sắc. Coi đó là những giá trị di sản quý báu của dân tộc.
Cuối năm 2016, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu chủ yếu được cộng đồng biết tới qua khái niệm “hầu đồng”. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt không chỉ bó hẹp trong phạm vi của các đền, phủ mà có điều kiện giao lưu, sân khấu hóa trước sự trầm trồ, ngưỡng mộ, yêu thích của đông đảo quần chúng Nhân dân. Chính sự giao thoa, kết nối, mở rộng đó giúp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ dần dần xóa bỏ định kiến, lan tỏa giá trị văn hóa – nghệ thuật đặc sắc đến gần hơn với mọi người.
Anh Nguyễn Văn Hùng và chị Trần Thị Thêm chia sẻ “công việc chính của vợ chồng tôi vẫn là dạy học nhưng sớm được tiếp thu những nét đẹp của văn hóa Tam phủ nên chúng tôi muốn góp một phần nhỏ công sức của mình để bảo tồn và phát huy những giá trị đó”.
Với mong muốn có thể góp công sức cho việc bảo tồn và phát huy được những giá trị của văn hóa Tam Phủ, anh Hùng và chị Thêm đã nghiêm túc nghiên cứu và học hỏi từ những tài liệu khoa học, những chuyên gia sử học, văn hóa. Anh chị cũng tham gia các buổi tọa đàm, trao đổi kiến thức để hiểu hơn về giá trị của văn hóa Tam Phủ và có những hướng đi đúng đắn để bảo tồn, phát huy giá trị đó.
Vợ chồng Nguyễn Văn Hùng và Triệu Thị Thêm cùng các học viên taekwondo tham gia giải đấu học sinh thành phố Hà Nội
Anh Hùng, chị Thêm chia sẻ: “Nét đẹp của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trước hết là ở giá trị tập quán, tập tục thờ mẫu. Nhưng quan trọng hơn thế, thông qua nghệ thuật trình diễn đặc sắc, kết hợp các yếu tố âm nhạc, biểu diễn, trang phục một cách hài hòa, nhuần nhuyễn, đạt đến độ tinh tế với nhiều nghi lễ đã tạo nên giá trị văn hóa sâu sắc trong cộng đồng người Việt từ xưa đến nay. Trong đó, diễn xướng nghi lễ chầu văn được xem là linh hồn của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ”.
Thầy giáo Nguyễn Văn Hùng
Cô giáo Triệu Thị Thêm
Ở cương vị là nhà giáo thì anh chị cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, được đồng nghiệp, phụ huynh và em học sinh yêu quý. Còn trên cương vị là thủ nhang anh Hùng và chị Thêm cũng luôn quan niệm rằng, vai trò của người làm hầu đồng là hướng dẫn mọi người hiểu hơn về các giá trị và quy tắc hầu đồng. Bởi vậy, mình cần là tấm gương sáng trong việc đề cao nhân đức và hết lòng đóng góp cho việc truyền bá văn hóa hầu đồng của dân tộc đến với mọi người.
Anh Nguyễn Văn Hùng và chị Triệu Thị Thêm cùng các đệ tử
Gia đình hạnh phúc của anh Hùng và chị Thêm
Vợ chồng Nguyễn Văn Hùng và chị Triệu Thị Thêm luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, luôn hướng tâm hành thiện. Hàng năm anh chị luôn dành thời gian và tiền bạc để tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ tạo điều kiện cho những trẻ em vùng sâu vùng xa vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, giúp đỡ những gia đình nghèo, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội.
Với những gì đã làm được, vợ chồng nhà giáo Nguyễn Văn Hùng và Triệu Thị Thêm đã góp phần công sức rất lớn vào việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa trong thờ Mẫu Tam Phủ. Anh chị cũng truyền cảm hứng cho các bạn trẻ và lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống đến mọi người.
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Văn Hùng
Địa chỉ: xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0866505866
Fanpage: https://www.facebook.com/cotranthithem