Nhà hát lớn Hà Nội – Nét đẹp châu Âu độc đáo giữa lòng Thủ đô
Năm 2021, Nhà hát lớn Hà Nội tròn 110 tuổi. Trải qua hơn một thế kỷ với biết bao thăng trầm, công trình này vẫn tồn tại vững bền, trở thành một địa chỉ văn hóa lớn và một công trình kiến trúc đẹp của Hà Nội nghìn năm tuổi.
Nhà hát lớn Hà Nội nhìn từ phía chính diện.
Khu đất xây dựng Nhà Hát Lớn trước kia là một vùng đầm lầy thuộc đất của hai làng Thạch Tần và Tây Luông thuộc Tổng Phúc Lân Huyện Thọ Xương. Vào năm 1899 hội đồng thành phố nhóm họp dưới quyền chủ tọa của Richard – là Công sứ Hà Nội đề nghị lên toàn quyền Fourer cho xây Nhà Hát.
Tác giả đồ án thiết kế là hai kiến trúc sư Harlay và Broyer. Bản thiết kế này phải sửa đổi nhiều bởi sự góp ý của nhiều kiến trúc sư.
Công trình được khởi công vào ngày 7 tháng 6 năm 1901, dưới sự giám sát kỹ thuật của thanh tra đô thị – kiến trúc sư Harlay – một trong hai tác giả thiết kế. Người phụ trách thi công là hai ông Travary và Savelon.
Việc san lấp mặt bằng diễn ra rất vất vả. Hàng ngày có 300 công nhân làm việc, 35000 cọc tre được đóng với khối bê tông dày 90 cm. Công trình phải sử dụng hơn 12000m3 vật liệu, gần 600 tấn gang thép. Công trình chiếm diện tích 2600m2, chiều dài công trình là 87m, chiều rộng là 30m, điểm cao nhất của công trình so với mặt đường là 34m. Mặt trước của công trình rất bề thế, có nhiều bậc trông ra quảng trường rộng (Nay gọi là quảng trường Cách mạng tháng 8). Những bậc thềm chạy dài trước Nhà hát trước đây để đón thẳng các xe của các quan chức thuộc địa đến xem.
Những người thiết kế công trình đã tìm tòi tham khảo kiểu kiến trúc cổ Hy Lạp Coranhtơ kết hợp với kiểu lâu đài Tuylory và nhà hát Opera Paris để tạo nên một khối kiến trúc riêng biệt.
Với kinh phí lên tới 2 triệu Franc, dự án nhà hát rộng 2.600 m2 ở Hà Nội đã gây nên những tranh cãi trên báo chí tại Pháp thời kỳ đó.
Sau 110 năm đưa vào sử dụng, công trình lớn mà Chính quyền thực dân Pháp xây dựng trong những năm đầu thế kỷ 20 vẫn giữ được các đường nét kiến trúc trước đây.
Hồi đầu, trước cửa nhà hát (nằm đầu phố Paul Bert) từng có tượng đài phun nước.
Nhưng sau đó tượng đài này bị bỏ đi, thế chỗ bằng quảng trường Cách mạng tháng Tám nằm ở đầu phố Tràng Tiền.
Phố Paul Bert dẫn vào Nhà hát Lớn…
… giờ được đổi tên thành phố Tràng Tiền sầm uất.
Một công trình tinh tế đến từng chi tiết…
Một số chi tiết bên ngoài.
Bên trong nhà hát trước đây có sân khấu rộng và một phòng khán giả chính có diện tích 24x24m, ngày đó chứa được 870 chỗ ngồi, ghế ngồi bọc da, một số chỗ bọc bằng nhung.
Nhà hát Lớn có sức chứa 870 người.
Tầng giữa có nhiều phòng nhỏ dành cho khán giả có vé riêng. Cầu thang giữa lên tầng hai là một sảnh chính rộng. Cầu thang phụ và hành lang ở hai bên. Phía sau nhà hát là một phòng quản trị, có 18 buồng cho diễn viên hoá trang, 2 phòng tập hát, 1 thư viện và phòng họp. Phía mặt trước trên tầng 2 là phòng gương rất lộng lẫy.
Cầu thang chính dẫn lối lên khán phòng tầng 2.
Một góc sảnh Nhà hát Lớn.
Sảnh chính.
Tầng 2 Nhà hát.
Các họa tiết trang trí trong khán phòng.
Đèn chùm.
Vòm trần Nhà hát nhìn từ trong khán phòng.
Họa tiết trên vòm.
Họa tiết đắp nổi phía trên sân khấu.
Họa tiết tường sân khấu.
Phương Loan, Như Quỳnh. Ảnh: Phương Loan, tư liệu.