3 điều tối kỵ khi ăn vải

Vải là loại trái cây mùa hè rất ngon, được nhiều người yêu thích. Dù thế, chúng ta cần lưu ý 3 điều này.

Mùa hè đã về mang theo những trái cây mùa hè tươi ngon, ngọt mát, giải khát, giải nhiệt. Vải cũng là một trong số những loại trái cây xuất hiện vào mùa hè. Vào thời xa xưa, vải chỉ là loại trái cây dành cho vua chúa, thế nhưng ngày nay chúng ta có thể thưởng thức chúng bất cứ khi nào ta muốn.
Theo các chuyên gia, quả vải rất giàu protein, đường, chất béo, sắt, a-xít citric, vitamin… có lợi cho sức khỏe và thậm chí còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Vải tốt là thế nhưng không phải ai cũng nên ăn và được ăn thoả sức. Dưới đây là 3 lưu ý khi ăn vải:
Không ăn khi đói: Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến trong cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
Cách tốt nhất nên ăn vải sau bữa cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Người tiểu đường không nên ăn vải: Quả vải không phải là loại trái cây thích hợp với những người bị tiểu đường. Bởi quả vải chứa nhiều calo và hàm lượng đường cao.
Cho nên, khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy bụng và không thể ăn được các loại tinh bột, làm tăng đường huyết trong cơ thể. Trong điều kiện đó, gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, lúc đó lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.
5-dieu-toi-ky-khi-an-3
Vải rất giàu phốt pho, magiê và khoáng chất như đồng, mangan, giúp xương chắc khỏe (Ảnh minh hoạ)
Không ăn vải khi có đờm: Vải thiều là loại hoa quả nổi tiếng có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện.
Bên cạnh đó, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt … cũng nên hạn chế mức tối đa việc ăn vải thiều.
Công dụng tuyệt vời của vải:
Vải hỗ trợ hệ tiêu hoá hiệu quả: Vải chứa các chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải các chất độc trong dạ dày, cải thiện vị giác, làm sạch ruột kết, chữa trị chứng ợ nóng và cảm giác rát ở dạ dày. Tinh chất làm se có trong hạt vải còn được sử dụng trong việc chữa trị các vấn đề về đường ruột và tẩy giun ruột.
Vải cung cấp vitamin C: Vải chứa nhiều vitamin C nhưng đặc biệt, vải sấy khô chứa hàm lượng vitamin C í tai ngờ tới. Để tận dụng nguồn vitamin C, hãy sấy khô những trái vải. Đây là dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh như cảm, sốt, viêm họng. Ngoài ra, vitamin cũng tham gia vào các quá trình trao đổi chất của da, xương và các mô.
Vải hỗ trợ ngừa ung thư: Vải có đặc tính hỗ trợ ngừa ung thư. Loại trái cây này có chứa flavones, quercitin và kaemferol là những hợp chất mạnh mẽ trong việc chống lại sự phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Vải giảm nếp nhăn và tàn nhang: Oligonol là một polyphenol được tìm thấy nhiều trong quả vải. Oligonol có nhiều chất chống ôxy hóa và chống lại hoạt động của virus cúm. Chất này cũng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm cân và bảo vệ da khỏi tia cực tím. Oligonol giúp giảm mỡ, tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi khi tập thể dục, tăng khả năng chịu đựng và làm giảm nếp nhăn, tàn nhang.
5-dieu-toi-ky-khi-an-vai-5
Vải chế biến được nhiều món ngon (Ảnh minh hoạ)
Vải giúp xương chắc khoẻ: Vải rất giàu phốt pho, magiê và khoáng chất như đồng, mangan, giúp xương chắc khỏe. Các hoạt chất này giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của vitamin D, thúc đẩy cơ chế đồng hóa canxi, từ đó duy trì sức khỏe của xương.
Cách bảo quản vải:
– Phần vải thiều sau khi đã chọn mua được những quả tươi ngon nhất thì cần được bảo quản đúng cách mới đảm bảo dinh dưỡng của loại trái cây này không bị mất đi.
– Theo đó, bạn cần rửa sạch toàn bộ số vải đã mua, loại bỏ độc tố, chất bẩn bám trên lớp vỏ cũng như loại bỏ những quả vải bị hư hỏng, chảy nước để bảo quản chúng tốt hơn.
– Bạn có thể cho phần vải thiều đã rửa sạch vào một túi nilon rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và ăn dần mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể bảo quản vải thiều ở những nơi thoáng mát tránh ẩm mốc, ướt… nhưng không nên bảo quản quá lâu sẽ làm vải bị hư hỏng, mất dinh dưỡng.
Tiểu Lam