Dịch vụ dưỡng lão tại Việt Nam: “mỏ vàng” bị bỏ quên
Trong bối cảnh dịch vụ dưỡng lão tại Việt Nam chưa đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng so với nhu cầu thực tế thì kinh nghiệm từ những “người đi trước” sẽ là bài học đáng giá.
Nhìn ra thế giới…
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, đến năm 2050, cứ 6 người trên thế giới thì sẽ có 1 người trên 65 tuổi, tương đương khoảng 1,5 tỷ dân số. Nhiều thành phố có tỷ lệ siêu già hoá rất cao với hơn 20% người trên 65 tuổi, chủ yếu ở Nhật Bản, Đức, Ý và Pháp.
Kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm an dưỡng hưu trí tại các nước. Ở Mỹ, viện dưỡng lão được chia thành nhiều loại hình khác nhau dựa trên tình trạng sức khoẻ của các cụ.
Theo thống kê năm 2020, chi phí bình quân hàng tháng cho các viện dưỡng lão tại Mỹ rơi vào khoảng 177 – 200 triệu đồng mỗi người, tùy vào mức độ riêng tư của từng loại phòng. Chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm, doanh thu ngành dưỡng lão tại Mỹ đã tăng vọt từ 85 tỷ USD năm 2000 lên gần gấp đôi, chạm mốc hơn 169 tỷ USD vào năm 2018.
Trong khi đó tại Vương quốc Anh, các mô hình dưỡng lão xa xỉ như những resort cao cấp trở nên phổ biến khi khối tài sản mà tầng lớp người cao tuổi nắm giữ đang ở mức cao kỷ lục. Với tiêu chuẩn dịch vụ cao và cơ sở vật chất tốt nhất thế giới, căn hộ đắt nhất trong các dự án hưu trí có giá lên tới 11 triệu bảng Anh, tương đương 330 tỷ đồng.
Mô hình nghỉ dưỡng – dưỡng lão nở rộ tại Anh
Tại Nhật Bản, một nước có hệ thống an sinh xã hội phát triển mạnh, các viện dưỡng lão luôn đề cao vấn đề chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho người cao tuổi. Những trung tâm này vừa áp dụng công nghệ hiện đại trong chăm sóc y tế và vận hành, vừa tạo được môi trường sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên.
Cuộc sống tại các viện dưỡng lão cao cấp ở Nhật đem đến cảm giác thoải mái và dễ chịu như một mái nhà thực thụ. Ngoài ra còn có các hoạt động ngoại khoá, thể thao, giải trí để phục vụ cho đam mê, sở thích riêng của từng người. Chi phí ở những viện dưỡng lão này dao động từ 80 – 150 triệu đồng/tháng.
Soi chiếu về Việt Nam
Không nằm ngoài xu hướng của các quốc gia kể trên, Việt Nam thậm chí có tốc độ già hoá dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới khi chỉ mất 20 năm để chuyển từ “già hoá dân số” sang “dân số già”.
Tuy nhiên, theo thực tế khảo sát và thống kê tháng 12/2020 của Công ty bảo hiểm Bảo Việt (BVI), nước ta hiện chỉ có khoảng 80 cơ sở chăm sóc NCT ngoài công lập. Chi phí tại một số trung tâm dưỡng lão tư nhân nằm trong khoảng 15 – 20 triệu đồng cho phòng đôi mỗi tháng.
Trong bối cảnh mới, tuổi thọ bình quân của người Việt đã tăng từ 65,2 lên 73,6 tuổi từ 1989 đến 2019, cao hơn mức bình quân thế giới và tiệm cận với các nước phát triển. Dự báo đến năm 2038, nhóm người trên 60 tuổi tại Việt Nam sẽ chiếm tới 20% tổng dân số, tương đương 22,9 triệu người.
Thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam cũng thuộc nhóm tăng nhanh nhất châu Á, trung bình 8,1% trong 12 năm qua. Bên cạnh đó, Việt Nam sở hữu lực lượng điều dưỡng đông đảo và chuyên môn cao được “xuất khẩu” sang các nước như Nhật Bản, Đức…
Có thể nhận thấy nguồn cung viện dưỡng lão tại Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng so với nhu cầu thực tiễn trong khi sẵn có lợi thế về nguồn nhân lực điều dưỡng viên. Do đó, dư địa phát triển ngành viện dưỡng lão ở Việt Nam là rất lớn.
Yêu cầu đối với dịch vụ dưỡng lão tại Việt Nam không dừng lại ở khía cạnh chăm sóc y tế
Chia sẻ về vai trò của viện dưỡng lão, GS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, tài chính quốc tế cho biết: “Nhu cầu viện dưỡng lão được chia thành 2 nhóm chính. Một là người cao tuổi không có điều kiện sống cùng con cái. Do con cái định cư nước ngoài hoặc làm ăn phương xa, hoặc không có thời gian chăm sóc chu đáo cho bố mẹ. Hai là nhóm người muốn tham gia để sinh hoạt cộng đồng, gặp gỡ những người cùng thế hệ”.
Do đó, yêu cầu đối với viện dưỡng lão tại Việt Nam không chỉ là gia tăng về số lượng mà còn phải kiện toàn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ toàn diện, giao lưu với những người cùng thế hệ, thoả mãn sở thích và đam mê cá nhân, tận hưởng quãng đời được sống cho chính mình.
Mới đây, Tuấn Minh Group đã tiên phong cho ra mắt mô hình dưỡng lão 5 sao đầu tiên tại Việt Nam với hệ thống Viện dưỡng lão Từ Tâm S-Merciful. Được biết, thương hiệu này đã học hỏi và kế thừa nhiều điểm ưu trội từ mô hình dưỡng lão cao cấp tại Nhật Bản. Trong đó chú trọng yếu tố chăm sóc sức khoẻ toàn diện về thể chất và tinh thần, tạo nên một nơi an dưỡng ấm áp, hạnh phúc và xứng tầm cho người cao tuổi.
Thương hiệu Từ Tâm S-Merciful là thành viên của Tổ chức Người cao tuổi Quốc tế (Global ageing network)
Bên cạnh hệ thống tây y tân tiến, Từ Tâm S-Merciful còn ứng dụng những thành tựu của y học nước nhà trong các lĩnh vực đông y, vật lý trị liệu, đồng thời nghiên cứu tạo ra phương pháp chăm sóc phù hợp nhất cho người Việt.
Sự xuất hiện của thương hiệu viện dưỡng lão Từ Tâm S-Merciful được kỳ vọng sẽ đón đầu những cơ hội còn bỏ ngỏ trong dịch vụ dưỡng lão tại Việt Nam.
Hệ thống Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Từ Tâm S-Merciful
Trụ sở chính: Số 241 Vũ Tông Phan, Khương Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Trung tâm Chương Mỹ: Khu Đầm Tiếu, Đồng Trữ, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội
Trung tâm Đà Nẵng: 150 Võ Nguyên Giáp, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Trung tâm TP. Hồ Chí Minh: 13-15 Hoàng Quốc Việt, P. Phú Nhuận, Q.7, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0906885151
Website: https://smerciful.com/
Email: info@smerciful.com
Thu Hằng