Hoa Vừa Làm Đẹp, Vừa Làm Thuốc Chữa Bệnh

Hoa không chỉ đẹp, quyến rũ bởi hương sắc mà còn siêu lòng người bởi tác dụng chữa bệnh. Y học cổ truyền đã làm được điều đó khi nâng các loài hoa lên một tầm cao mới.
Vị thuốc hay đến từ các loài hoa trong y học cổ truyền
Hoa như tô điểm cho cuộc sống thêm màu sắc và thi vị, giúp con người khoai khoái sau những ngày dài căng thẳng và nâng cảm xúc con người như những nghệ sĩ. Đặc biệt hoa còn giúp con người phòng trị được một số bệnh thường gặp cũng như nguy hiểm trong cuộc sống. Dưới đây là một số loài hoa quen thuộc được dùng là thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền (YHCT) mà bạn có thể tham khảo:
Lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện từ hoa đào
Theo Y học cổ truyền Hà Nội, hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào Tâm, Can và Vị. Đây là vị thuốc được biết đến với công dụng hoạt huyết, lợi thủy, thông tiện, từ lâu đã được dùng để  chữa các chứng bệnh như cước khí, tích trệ, kinh bế, thủy thũng, đàm ẩm, đại tiểu tiện bất lợi, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt…
Hoa cúc vạn thọ biểu tượng cho trường sinh và cuộc sống vĩnh hằng
Đây là loài hoa rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến tại Việt Nam, dùng để làm cây cảnh, trang trí sân vườn, phục vụ cúng, lễ và trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán. Đặc biệt người phương Đông coi hoa cúc vạn thọ là hình ảnh trường sinh và cuộc sống vĩnh hằng bởi những lợi ích mà loài hoa này mang lại.
Người dân hay dùng cúc vạn thọ để xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt. Kinh nghiệm dân gian truyền lại, dùng hoa cúc vạn thọ đem giã nát, trộn với ít đường, hấp chín, nghiền nát, chắt nước uống, có tác dụng chữa kiết lỵ. Bên cạnh đó còn có tác dụng chữa ho gà và viêm phế quản nếu phối hợp cùng với hoa đu đủ đực, húng chanh, đường phèn, hấp chín, chắt lấy nước uống
Hoa hồng làm thuốc đông y
Hoa hồng có rất nhiều loại nhưng theo các Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội thì hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) và trắng (hồng bạch) thường được sử dụng để làm thuốc. Người ta thường thu hái những đóa hoa mới nở nếu dùng làm thuốc, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô sau khi hái về. Khi hoa đã khô đem cất vào lọ kín,  lưu ý không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.
Hoa hồng làm thuốc trong Đông Y
Theo Y học cổ truyền, hoa hồng là vị thuốc thơm mát, không độc, có vị ngọt, tính ấm, tác dụng điều kinh, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu nên thường được dùng để chữa ho trẻ em bên cạnh tác dụng nhuận tràng. Hoa hồng đỏ dùng để chữa kinh nguyệt không đều, bệnh bạch cầu, dùng làm huyết mạch lưu thông, đau ở vùng bụng dưới, vết sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da.
Hoa mai trắng loại trừ các bệnh về đường hô hấp
Hoa mai trắng hay còn được gọi là bạch mai hoa trong YHCT hay hoa mơ, hương mai, tuyết lý hoa lạp mai, lạp mộc, hoàng lạp,…
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, hoa mai có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao trực khuẩn lỵ, phẩy khuẩn tả,… và thúc đẩy bài tiết dịch mật. Theo thầy thuốc y học cổ truyền, hoa mai trắng tính ấm, không độc, vị ngọt hơi đắng, có công dụng giải thử sinh tân, hóa đàm, khai vị tán uất, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, ho, hầu họng sưng đau, viêm đường hô hấp, tức ngực, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt, giúp long đờm.
Hoa đỗ quyên: Vị thuốc hay trong YHCT
Hoa đỗ quyên còn có các tên gọi khác như ánh sơn hồng, báo xuân hoa, sơn trà hoa, sơn thạch lựu, mãn sơn hồng, thanh minh hoa,… thường được các sinh viên Đại học, Trung cấp Y học cổ truyền ưu ái khi nói về vị thuốc chữa các chứng như nôn ra máu, chứng viêm khí phế quản, viêm dạ dày và đặc biệt là bệnh ở phụ nữ…
Có thể thấy thế giới muôn màu muôn vẻ và các loài hoa như biểu tưởng của sắc đẹp và trường tồn. Sự có mặt của chúng mang ý nghĩa rất lớn không chỉ giúp đời thêm hương sắc mà còn là “vị thuốc tiên” chữa bệnh cứu người.

 

Lan Anh ( sưu tầm)