Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ?
Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính của con người để duy trì hoạt động của cả ngày. Tuy nhiên, nó được khuyến cáo tiêu thụ ở mức độ vừa phải để đảm cho một sức khỏe tốt.
Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ?
Đường có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu nạp vào một lượng đường quá lớn sẽ dễ mắc các bệnh nguy hiểm.
Theo các nhà nghiên cứu đến từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), lượng đường tối đa một ngày đối với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5g hoặc 9 muỗng cà phê đường). Với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường).
Có 2 loại đường là đường thêm vào và đường tự nhiên. Đường tự nhiên có trong các loại thực phẩm như trái cây, rau quả, gạo, ngũ cốc… Đường thêm vào là thành phần chính trong kẹo và trong những loại thực phẩm chế biến khác như bánh và nước ngọt. Muốn đảm bảo một sức khỏe tốt và giảm cân bạn cần tránh các loại thực phẩm chứa đường thêm vào.
Thiếu đường dẫn đến hạ đường huyết
Thiếu đường dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Dấu hiệu của tình trạng này là gây nên cảm giác đói lả, giảm khả năng tập trung, lạnh tay chân, run tay, run chân, vã mồ hôi.
Khi đó, bạn nên uống ngay nước đường để giảm tình trạng hạ đường huyết. Sau đó, cần duy trì chế độ ăn uống đều đặn, tuyệt đối không bỏ bữa. Khi ăn thiếu chất đường kéo dài gây giảm năng lượng tiêu thụ dẫn đến sụt cân, mệt mỏi.
Dư thừa đường là nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Khi ăn nhiều chất đường, nhất là loại đường hấp thu nhanh sẽ dễ dẫn đến tình trạng tăng đường trong máu gây nên các bệnh về tiền đái tháo đường và đái tháo đường.
Ngoài ra, việc ăn nhiều đường hơn so với nhu cầu (ăn nhiều cơm, bánh kẹo, nước ngọt, trái cây ngọt…) thì lượng đường dư thừa này sẽ được tích lũy dưới dạng mỡ dự trữ trong cơ thể. Và khi chế độ ăn đường nhiều kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì.
Các loại đường nạp vào cơ thể
Đường là nguyên liệu chính để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động mỗi ngày. Có 3 dạng đường là:
Đường đơn (hay còn gọi là đường tinh): Ít gặp trong tự nhiên, chủ yếu là fructose từ trái cây.
Đường đôi: Là loại đường thường sử dụng trong ăn uống. Lactose là đường từ sữa và maltose có trong lúa mì và lúa mạch.
Đường đa phân tử: Có trong gạo, ngũ cốc, khoai củ…
Theo nghiên cứu, chất bột đường thường chiếm đến 55-65%, phần còn lại là chất đạm và chất béo. Trong đó, dạng đường đa phân tử (có từ cơm, bánh mì, xôi, khoai, bắp…) nên chiếm 70% tổng lượng đường đưa vào cơ thể. Dạng đường đôi và đơn thì chỉ nên nạp dưới 5% tổng năng lượng.
Cần giảm lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày
Kiêng hoàn toàn là cách hiệu quả nhất cho những người “nghiện” ăn thức ăn ngọt chứa nhiều đường. Thay vì uống nước ngọt, soda bạn hãy uống nước lọc hoặc nước trái cây và không thêm đường vào trà hoặc cafe khi uống. Điều này sẽ giảm thiểu lượng đường hàng ngày cho bạn.
Thay vì dùng đường để phục vụ nấu ăn, bạn có thể sử dụng những nguyên liệu khác như quế, chiết suất hạnh nhân, vani, gừng hoặc chanh… cũng góp phần tăng thêm mùi vị cho món ăn hàng ngày.
Tuy những thực phẩm ngọt chứa nhiều đường rất được nhiều người ưa thích nhưng bạn cần ăn vừa phải, để có thể cung cấp lượng vừa đủ cho cơ thể, đảm bảo và duy trì một sức khỏe tốt.
QA T/H