Phát hiện sinh vật biển Nam Cực ‘bị mắc kẹt dưới băng’ trong 50 năm

0 375
Tảng băng mang tên A74 tách khỏi Nam Cực cách đây hai tuần và trôi qua biển Weddell. 
Là tàu nghiên cứu duy nhất ở gần đó, tàu phá băng nghiên Polarstern chớp lấy cơ hội, thâm nhập vào vùng đáy biển giữa A-74 và thềm băng Brunt. Khu vực này bị băng bao phủ suốt 50 năm qua. 
Những bức ảnh được Viện Nghiên cứu Địa cực và Biển Alfred Wegener (AWI), Trung tâm Nghiên cứu Địa cực và Biển Helmholtz (AWI) chụp lại cho thấy mức độ đa dạng sinh học đáng kinh ngạc tại đây.
“Những hình ảnh đầu tiên từ đáy biển cho thấy mức độ đa dạng sinh học đáng kinh ngạc trong một khu vực bị bao phủ bởi lớp băng dày trong nhiều thập kỷ”, các nhà nghiên cứu tới từ AWI cho hay. 
Phát hiện sinh vật biển Nam Cực 'bị mắc kẹt dưới băng' trong 50 năm - 1
Phần lớn các sinh vật được phát hiện là sinh vật ăn lọc (ăn thức ăn thông qua việc lọc các hạt vật chất và thực phẩm trôi nổi từ nước). Sự xuất hiện của các sinh vật vốn dựa vào ánh nắng mặt trời để quang hợp này dưới lớp băng khiến các nhà khoa học hết sức bất ngờ. 
Ngoài ra, các chuyên gia cũng tìm thấy hải sâm, sao biển, động vật thân mềm, ít nhất năm loài cá và hai loài mực. 
Ngoài phát hiện mới, nhóm nghiên cứu đang đặt một số phao nghiên cứu trong khu vực để thu thập dữ liệu về nhiệt độ và độ mặn của nước, cũng như tốc độ dòng chảy của đại dương ở biển Weddell.
Dữ liệu này sẽ giúp các nhà khoa học xây dựng các mô hình khí hậu chính xác hơn cho khu vực.
Nam Cực là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất của hành tinh và có nguy cơ mất hầu hết băng vĩnh viễn nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không được cắt giảm trong thế kỷ này.