Điểm danh những món ăn ngày nay đã có từ thời Hùng Vương
Cơm cà muối gắn liền với truyền thuyết thánh Gióng ăn cơm cà muối lớn nhanh như thổi, đánh giặc Ân vào đời Vua Hùng thứ 6. Cũng từ đó, dân gian có câu nói “bảy nong cơm ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông”. Từ lâu đời, người Việt Nam có cách làm cà muối đơn giản mà bắt vị
Cà pháo mua về rửa sạch ngâm nước muối 30 phút loại bỏ độc tố. Người nội trợ sẽ chuẩn bị hũ với muối, cà, tỏi đập dập xếp lớp xen kẽ bên trong. Trước khi ủ, đổ dung dịch nước pha muối, đường và bảo quản nơi ít ánh sáng cho cà chín
Bánh chưng, bánh dày gắn liền với tích truyện Lang Liêu, con trai thứ 18 của vua Hùng. Người dân làm ra hai loại bánh tượng trưng cho trời và đất nhân sự kiện Lang Liêu được vua Hùng thứ 6 truyền ngôi và có thần tiên giúp đỡ.
Nguyên liệu làm bánh chưng tượng trưng cho ngũ hành với 5 màu sắc cơ bản. Hỏa là màu đỏ của thịt lợn, thổ là màu vàng của đậu, mộc là màu xanh của lá dong, kim là màu trắng của gạo nếp và thủy là nước luộc bánh
Bánh chưng tượng trưng cho đất còn bánh dày ám chỉ trời. Bánh có màu trắng, hình tròn, nhỏ gọn trong lòng bàn tay, được nặn thành 2 nửa hình vòng cung. Bánh được gói bởi miếng lá chuối.
“Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng” là lễ vật mà vua Hùng thứ 18 yêu cầu Sơn Tinh, Thủy Tinh khi hỏi cưới công chúa. Hạt gạo nếp ngon phải tròn, bóng, căng, không có vết vàng hay chấm đen. Ngày nay, bạn có thể chọn được gạo nếp ngon bằng cách thọc tay sâu xuống thùng gạo và cảm nhận mùi thơm đặc trưng.
Dưa hấu gắn liền với câu chuyện của Mai An Tiêm, người con nuôi của vua Hùng thứ 18 trồng được loại quả có vị ngọt mát, ăn đỡ khát, khỏe người. Nhờ đó, Mai An Tiêm được nhà vua tin tưởng, cho trở lại cung đình
Mai An