Dâu tằm ngâm là loại nước uống dân dã rất được ưa chuộng tại Việt Nam

Dâu tằm ngâm là loại nước uống dân dã rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Nước dâu tằm có thể dùng làm nước giải khát trong mùa hè. Song nhiều người cho rằng nước dâu tằm ngâm không tốt cho sức khỏe bà bầu nên trước khi uống cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

1. Nước dâu tằm ngâm là gì?

Dâu tằm (morus alba) hay dâu tằm trắng, dâu tằm thường, dâu ta… là loài thực vật có hoa họ Moraceae thuộc chi Dâu tằm. Loài thực vật này được các nhà khoa học mô tả đầu tiên vào năm 1753. Dâu tằm là loại cây quen thuộc và được mệnh danh là “tiên dược” có thể chữa trị được nhiều bệnh lý khác nhau.

  • Nguồn gốc và đặc điểm của dâu tằm

Lá dâu tằm là món ăn ưa thích của loài tằm dâu. Và đây cũng chính là nguồn gốc tên gọi cây dâu tằm. Ngoài ra, lá dâu tằm còn được sử dụng làm thức ăn cho các loài gia súc khác như bò, dê trong những ngày mùa khô hạn, thiếu thức ăn.

Theo nghiên cứu, dâu tằm có nguồn gốc ở khu vực phía Đông, châu Á. Ngày nay nó được trồng phổ biến tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Dâu tằm thích hợp với nhiệt độ từ 25 – 32 độ C.

Dâu tằm là loại cây thân gỗ nhỏ và nhỡ, lớn rất nhanh, có thể cao từ 15 – 20 mét. Dâu tằm thường sống được từ 8 – 12 năm. Tuy nhiên, nếu sống trong môi trường đất nhiều dinh dưỡng và được chăm sóc tốt thì nó có thể sống đến 50 năm.

Tất cả các bộ phận trên cây dâu tằm đều có tác dụng tốt đối với cuộc sống của con người. Tuy nhiên, người dân Việt trồng dâu tằm chủ yếu đáp ứng mục đích lấy quả. Quả dâu tằ chín có màu đỏ sẫm, vị ngọt thanh, hơi chua. Quả thường chuyển từ màu trắng sang hồng và đỏ sẫm.

Empty

Có bầu uống nước dâu tằm ngâm được không? Dâu tằm là loại quả có vị thanh ngọt rất được ưa chuộng tại Việt Nam

  • Tính dược học của quả dâu tằm

Theo đông y, lá dâu tên là Tang diệp, quả dâu là Tang thầm, vỏ rễ cây râu là Tang bạch bì, tầm gửi trên cây dâu là Tang ký sinh, tổ bọ ngựa trên cây dâu là Tang phiêu tiêu, cành dâu là Tang chi, sâu dâu cũng chữa được bệnh.

Còn theo Viện Dược liệu Bộ Y tế, trong quả dâu tằm có chứa: Nước 84,71%; Đường 9,19% Z (có glucoza, fructoza), Axit 80% (có axit malic, axit sucinic), Protit 0,36%, Tanin, vitamin C, caroten. Quả dâu không những mang đến hương vị thơm ngon, mát mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.

  • Cách làm dâu tằm ngâm đường

Quả dâu tằm chín đỏ thường được lấy về ngâm đường để chảy thành nước, nước đó được pha loãng để uống dùng làm nước giải khát trong những ngày hè nóng bức. Một ly nước dâu tằm ngâm có vị chua chua, ngọt ngọt, thêm vài viên đá tạo cảm giác sảng khoái trong ngày những hè.

Cách là rất đơn giản, chúng ta chỉ cần chuẩn bị dâu tằm chín đỏ, đường kính và một lọ thủy tinh lớn. Làm sạch dâu tằm, loại bỏ các quả dập nát. Sau đó cho dâu tằm vào lọ thủy tinh, đổ đường theo tỉ lệ tương đương với lượng dâu tằm.

2. Có bầu uống nước dâu tằm ngâm được không?

Dâu tằm hay nước dâu tằm ngâm có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Nghiên cứu đông y hay y học hiện đại đã chỉ ra rất nhiều tác dụng tuyệt vời của loài thực vật này.

Nước dâu tằm ngâm cũng được xem là sản phẩm hữu ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, rất nhiều bà bầu lăn tăn, không biết mang thai uống nước dâu tằm ngâm được không. Bởi có rất nhiều lời truyền miệng, nước dâu tằm ngâm không tốt cho bà bầu và thai nhi.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này, vậy nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bà bầu trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ và xin tư vấn cụ thể từ các bác sĩ khoa sản.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được tác dụng của dâu tằm trong bài thuốc chữa hậu sản sau sinh. Bài thuốc này được làm như sau: Quả dâu khô, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị lượng bằng nhau 30g sau đó nghiền nát. Uống mỗi lần 3g với nước đun sôi để nguội, ngày 3 lần.

Đến thời gian cho con thôi bú, có thể uống nước dâu tằm hoặc các bài thuốc từ lá dâu tằm để nhanh tiêu sữa, chống căng sữa, tức ngực.

Empty

Phụ nữ có thai chỉ nên uống nước dâu tằm ngâm theo chỉ dẫn của bác sĩ

  • Tác dụng của dâu tằm đối với sức khỏe

Dâu tằm có tác dụng tốt cho tóc, bổ thận: theo góc nhìn đông y Trung Quốc, dâu tằm có vị chua ngọt, tính lạnh. Khi ăn vào có tác dụng bổ gan, phổi, thận, nhuận tràng, thông tiện, bổ sung chất nâng cao thị lực.

Dâu tằm được xem là loại trái cây rất tốt cho mắt người. Loại dâu tằm tím sẫm pha đỏ có chứa nhiều chất anthocyanin. Chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, nhất là đối với hệ thống tuần hoàn và mắt. Nhiều chuyên gia về mắt khuyến khich mua dâu tằm cho trẻ nhỏ ăn để cải thiện thị lực.

Ăn dâu tằm còn tốt cho dạ dày. Bởi trong dâu tằm có vi chất thúc đẩy sự tiết dịch vị, kích thích nhu động ruột. Đồng thời giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và thúc đẩy tiêu hóa. Những người khó tiêu và mất ngủ thì nên tăng cường ăn dâu tằm hoặc uống nước dâu tằm ngâm.

Dâu tằm còn là loại trái cây tốt mạch máu. Chất axit béo trong dâu tằm giúp ngăn chặn các chất dinh dưỡng thừa tích tụ làm xơ cứng động mạch. Chất acid tannic, axit malic rất phong phú trong dâu tằm cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch trong dài hạn.

Ngoài ra, dâu tằm còn chứa nhiều axit amin, vitamin và axit hữu cơ… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế đông cứng các khớp, thúc đẩy trao đổi chất…