Mua vàng ngày vía Thần tài có phải cúng không?
Vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) mọi người quan niệm cúng lễ và mua vàng sẽ nhận được nhiều may mắn trong cả năm.
Theo dân gian truyền miệng, Thần Tài là một trong những vị thần chuyên quản Tài Phúc Phú Quý mang lại tài lộc, sung túc và may mắn cho gia chủ. Ngày 10/2 (âm lịch) hàng năm được chọn là ngày vía Thần tài.
Vài năm trở lại đây, nhiều người dân có thói quen mua được vàng trong ngày “vía thần tài” để cầu may mắn, làm ăn sung túc.
Theo các chuyên gia phong thủy, sau khi mua vàng gia chủ nên cúng Thần tài để “kích lộc”. Trước khi cúng Thần tài, nên lau dọn bàn thờ Thần tài cẩn thận. Cần tẩy trần bằng nước lá bưởi hay dùng một cái thau sạch sẽ chỉ chuyên dùng tắm rửa, tẩy uế… đổ nước sạch và pha một tí rượu trắng để tắm rửa cho cả Thần tài và Ông Địa. Tiếp đó, lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng ban thờ của hai ông.
Có nên mua nhiều vàng ngày vía Thần tài?
Nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra khuyến nghị, mua vàng đầu năm chỉ là hình thức mang ý nghĩa tâm linh. Vì vậy, nếu vẫn quyết định mua vàng dịp này, bạn có thể chọn mua số lượng vàng phù hợp với khả năng tài chính, hoặc mang tính chất tượng trưng.
Hơn nữa, giá vàng trong ngày “vía” Thần tài thường được đẩy lên rất cao, ngay sau đó vài ngày sẽ nhanh chóng giảm hàng trăm nghìn đồng/lượng.
Không có bất cứ cơ sở nào chứng minh việc mua vào ngày này giúp gia chủ có nhiều tài lộc. Người dân không nên đổ xô đi mua quá nhiều vàng trong ngày này, vừa bị mua đắt, lại phải chen lấn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong ngày vía Thần tài, thường thì người dân hay mua vào theo tâm linh. Và phải khẳng định mua nhiều hay bán nhiều thì được mất lộc nhiều.
Chuẩn bị mâm cúng Thần Tài
– Bộ tam sên, gồm 3 món: 300g thịt heo (có thể luộc hoặc quay), 3 quả trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) và 3 con tôm hoặc cua luộc.
– Cá lóc nướng: Cá lóc này phải để nguyên con, đem đi nướng trui.
Việc để nguyên trạng cá lóc như trên là để tưởng nhớ rằng ông cha rất thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không nề hà chuyển cá vảy cả con, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc thì vui lòng.
– Mâm ngũ quả: Có thể chọn các quả như cam, xoài, thanh long, táo, dưa hấu,…
– 1 lọ hoa tươi có màu sắc rực rỡ (hoa cúc, hoa ly,…).
– 1 bộ giấy tiền vàng mã.
– Thuốc lá (cả bao và có 2 điếu thuốc thò đầu ra).
– 1 dĩa gạo và 1 dĩa muối hột.
Ngoài ra, cúng Thần Tài còn có khay vàng giấy, hai bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Những lưu ý khi cúng Thần Tài
Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ.
– Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.
-Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
– Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
– Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.
– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
Khánh Hà (tổng hợp)