Công dụng chữa bệnh của quả cam
Theo y học cổ truyền, cam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống co giật, lợi tiểu, nhuận phế, trừ ho, sinh tân dịch, thông đại tiện, làm da mịn màng, tươi tắn. Nó được dùng để chữa một số bệnh như bí tiểu, khó sinh, ho…
Sau đây là một số bài thuốc từ quả cam:
– Chữa táo bón: Vỏ cam 250 g, cho 2 bát nước vào nấu nhừ, ăn dần trong ngày.
– Chữa ho có đờm, giã rượu: Vỏ cam 250 g (thái nhỏ, sao vàng), muối nửa thìa cà phê, cho vào 3 bát nước, sắc còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày.
– Chữa chứng phù thũng ở sản phụ: Vỏ cam phơi khô, tán bột, mỗi lần uống một thìa cà phê bột này với 30 ml rượu nếp, uống mỗi ngày 3 lần trong 3-5 ngày.
– Chữa bí tiểu hoặc khó sinh: Trái cam non phơi khô, đốt cháy sơ, tán bột. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê bột nói trên với 30 ml rượu nếp, ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày.
– Chữa đầy hơi, khó tiêu: Vỏ cam 250 g thái nhỏ, lách lợn 1 cái để nguyên, cho vào 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn một bát, dùng cả nước lẫn cái.
– Hỗ trợ trong việc chữa sốt xuất huyết: Nước ép quả cam, uống mỗi ngày 3 lần mỗi lần 1 quả 250 g.
– Chữa chứng ăn không ngon miệng: Vỏ cam 250 g, gừng già 50 g, tất cả phơi khô, tán bột, trộn đều và uống ngày 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, liên tục trong 3-5 ngày.
Chú ý khi dùng cam:
Ảnh minh họa, nguồn internet
– Người có cơ thể hàn (sợ nước, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng), thận khí yếu, yếu sinh lý không nên ăn cam nhiều.
– Không dùng cam chua lâu ngày vì không thích hợp cho dạ dày và ruột.
– Vì cam có tỷ lệ đường thấp nên bệnh nhân tiểu đường thỉnh thoảng vẫn có thể dùng được.
– Nên dùng cam vào buổi sáng và vào lúc bụng đói.