Trái phật thủ có độc không?
Phật thủ là loại quả quen thuộc được nhiều người mua về để trưng trên ban thờ những dịp quan trọng. Tuy nhiên việc tận dụng quả này để hay chữa bệnh đều tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe.
Trái phật thủ có độc không?
Thực tế trước khi cây quất hay cây phật thủ ra hoa kết trái các nhà vườn sẽ phun lên đó rất nhiều loại thuốc hóa học, thuốc trừ sâu với nồng độ đậm đặc. Càng tới gần ngày mang đi bán thì chủ vườn càng phun nhiều thuốc hơn để giữ màu, bảo quản quả khỏi rụng…
Theo TS Nguyễn Văn Khải (nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tiết kiệm điện và Dung dịch hoạt hoá điện hóa) từng chia sẻ với báo chí, với những loại quả trên, dư lượng hóa chất độc hại đọng lại trên vỏ quả thậm chí ngấm vào cả bên trong quả là rất lớn.
Khi sử dụng loại quả “độc” này, mối nguy hiểm là có thật, nhưng một sớm một chiều người sử dụng chưa thể nhận biết được ngay mà phải qua một thời gian dài mới biết tác hại của nó. Vì thế, để đảm bảo cho sức khỏe, tốt nhất không nên ăn để tránh rước họa vào người.
Trong trường hợp mọi người muốn dùng phật thủ để làm thuốc chữa bệnh thì phải chọn những quả được chăm trồng hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu hoặc thuốc kích thích trong quá trình quả phát triển. Ngược lại, những quả trồng bán trên thị trường chỉ phục vụ mục đích cho những người mua về trưng thờ, không có tác dụng làm thuốc.
Quả phật thủ có ăn được không?
Bên trong quả có cùi giống bưởi, nhưng nước và hạt bị tiêu biến. Cùi phật thủ không có vị gì nên người ta người ta không ăn tươi quả phật thủ mà dùng để chế biến làm thuốc hoặc làm món ăn.
- Những bài thuốc từ quả phật thủ
– Quả phật thủ chữa đau bụng kinh: Để có bài thuốc hiệu quả chữa đau bụng kinh từ Phật thủ, bạn cần 30g Phật thủ tươi, 6g đương quy, 6g gừng tươi, 30g rượu gạo. Đổ nước vào hỗn hợp này, sắc uống. Với bài thuốc này, các chị em không phải lo lắng về những cơn đau dai dẳng ngày “đèn đỏ”.
– Ra nhiều khí hư ở phụ nữ: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, khoảng 1m lòng lợn non (làm sạch), ninh nhừ để ăn.
– Đau bụng do vị khí, can khí yếu kém: Lấy 6 gr phật thủ, 6 gr xuyên luyện tử, 9 gr thanh bì sắc uống ngày 2 lần.
– Phật thủ giúp giã rượu: lấy 30g quả phật thủ tươi (hoa hoặc quả), sắc lên rồi cho người đang say rượu uống. Làm như vậy giúp người say không bị đau đẩu mà còn rất tỉnh táo.
– Đau bụng do lạnh bụng: Lấy 15 gr quả hoặc hoa phật thủ khô, 30 gr gạo tẻ rang thơm, sắc uống ngày 3 lần sẽ có kết quả tốt.
– Ho có nhiều đờm: Lấy 30 gr quả hoặc hoa phật thủ, 15 gr đường phèn, hấp cách thủy, ngày ăn 1 lần.
- Cách ngâm rượu phật thủ
Bước 1. Rửa sạch quả phật thủ dùng bàn chải cọ sạch từng kẽ của quả
Bước 2. Ngâm qua với nước muối khoảng 30 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo nước
Bước 3. Dùng dao cắt quả phật thủ thành từng miếng
Bước 4. Cho những lát phật thủ vào trong bình ngâm rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg quả phật thủ và 5-6 lít rượu trắng
Bước 5. Đậy kín lắp ngâm trong khoảng trên 6 tháng là có thể sử dụng dần
Mộc Trà (tổng hợp)