CHIẾN LƯỢC MARKETING NGÀNH DƯỢC
Marketing ngành Dược là một trong những ngành được chú trọng nhiều nhất hiện nay với sự cạnh tranh không hề nhỏ. Vì vậy marketing dược phẩm ngày càng được các doanh nghiệp dược/ nhà thuốc… chú ý hơn nhằm thu hút sự quan tâm, tin cậy của bác sĩ, dược sĩ, người bệnh với dược phẩm của công ty. Vậy, Marketing ngành Dược cần có những chiến lược gì?
1. Marketing dược là gì?
Marketing ngành Dược là sự kết hợp giữa marketing căn bản và kiến thức chuyên ngành dược được các nhà marketing chuyên nghiệp vận dụng những công cụ trong marketing để đưa ra chiến lược và kế hoạch marketing phù hợp.
Marketing trong ngành dược phẩm nhằm quảng bá thuốc và những sản phẩm của thuốc nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bán đúng đối tượng, đúng loại, đúng giá, đúng nơi cần.
Dược phẩm là một trong những ngành công nghiệp có chi phí đầu tư, nghiên cứu, phát triển thuốc mới lớn vì vậy chi phí trong marketing ngành dược cũng cao hơn rất nhiều so với chi phí ban đầu nghiên cứu sản phẩm mới. Vì vậy, người làm marketing dược cần phải sử dụng các chiến lược, chiến dịch khác nhau để nhắm vào những đối tượng nhân viên y tế và người bệnh.
Chiến lược marketing ngành dược góp phần thành công của một sản phẩm, của một doanh nghiệp dược phẩm.
2. Những chiến lược marketing ngành dược
2.1. Quảng cáo
Quảng cáo là một trong những chiến lược Marketing ngành Dược được nhiều công ty, doanh nghiệp sử dụng để giúp cho hoạt động marketing dược phẩm tiếp thị, tiếp cận được với những khách hàng mới thông qua việc giới thiệu quảng bá qua các phương tiện đa dạng.
Bạn có thể tối ưu hoạt động marketing dược phẩm của công ty bằng cách chú trọng việc quảng cáo tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế tư nhân,…qua kênh báo chí, sách hướng dẫn, tờ rơi, phát cho người bệnh hoặc các bác sĩ, dược sĩ,..
Xây dựng kênh hoặc Video YouTube.
2.2. Trưng bày sản phẩm
Một trong những chiến dịch hiệu quả nữa của Marketing ngành Dược là trưng bày sản phẩm. Ngành dược là ngành chuyên môn nên nếu không hiểu, không biết gì về sản phẩm thì người bệnh sẽ không dám mua, không dám sử dụng.
Vì vậy, các doanh nghiệp dược, nhà sản xuất dược phẩm cần phải trưng bày sản phẩm của mình cho khách hàng thấy, tạo mối quan hệ tốt với các địa điểm bán dược phẩm để có thể trưng bày sản phẩm của công ty mình tại đó.
2.3. Xúc tiến thị trường
Chúng ta có thể xúc tiến thị trường trong ngành dược bằng nhiều phương án khác nhau như cung cấp các thông tin miễn phí về sức khỏe, những dụng cụ có ích cho sức khỏe hoặc cho người tiêu dùng thấy được sự quan tâm đến cộng đồng qua những sự kiện khám sức khỏe, tư vấn khám chữa bệnh miễn phí hoặc ưu đãi cho người già và trẻ nhỏ.
2.4. Chăm sóc thúc đẩy hệ thống bán lẻ
Điểm yếu chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành dược nói riêng là ở khâu phân phối sản phẩm và thường phụ thuộc vào hệ thống bán buôn.
Điều này sẽ khiến tính lệ thuộc cao và rất dễ tạo ra những cơn sốt giá ảo khiến khách hàng từ chối không mua hàng nữa hoặc nếu mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối không tốt thì cũng có khả năng mất mối bán hàng và bị gián đoạn ngay.
Vì vậy thay vì bán buôn thì hãy thử một số cách phân phối, bán thuốc thông minh sau đây:
– Mở rộng kênh OTC (bán hàng trực tiếp qua nhà thuốc)
– Hợp tác phân phối sản phẩm với chuỗi nhà thuốc GPP
– Phân phối thông qua siêu thị thuốc
– Xây dựng đội ngũ trình dược viên kết nối dược sĩ
2.5. Tổ chức sự kiện, chương trình từ thiện, kỷ niệm, hoạt động Social
Một trong những chiến lược phải có khi làm Marketing ngành Dược là tổ chức chương trình sự kiện thông qua các hoạt động Social.
Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Hành động từ thiện góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân, tổ chức trở nên hoàn thiện hơn.
Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.
Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Chỉ cần thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!
Một hoạt động nhân ngày của Cha do Be Media tổ chức cho nhãn hàng Viên khớp vẹm xanh GreMuss.
2.6. Quan tâm đến người tiêu dùng cuối
Hiện nay, người tiêu dùng của ngành dược phẩm đang hoàn toàn bị động trong việc mua thuốc và phụ thuộc vào bác sĩ, dược sĩ. Hãy thử phân tích những cách marketing mới nếu thuốc được bán qua các phần mềm, thiết bị di động như thế nào nhé!
– App người tiêu dùng: có thể tra cứu thông tin về tính năng, xuất xứ, so sánh giá cả,…của các loại thuốc, vật tư thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, tìm kiếm thông tin bác sĩ chuyên khoa, địa chỉ bệnh viện, đặt lịch hẹn, đăng ký tham gia những buổi hội thảo, hướng dẫn cách uống thuốc đúng giờ,…
–Website thương mại điện tử: Cung cấp thông tin đầy đủ về lĩnh vực dược phẩm, giá thành các loại thuốc tương quan với thị trường, có thể trực tiếp xin khiếu nại hoặc tư vấn về các loại bệnh, đội ngũ bác sĩ chuyên trách hỗ trợ, giải đáp vấn đề.
2.7. SEO marketing ngành dược
-
Tiết kiệm chi phí quảng cáo trên các nền tảng khác
-
Tăng khả năng cạnh tranh lâu dài cho sản phẩm của công ty trong cùng phân khúc khách hàng.
-
Khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm của bạn trên Google, tạo chuyển đổi lâu dài về sau mà không cần quảng cáo.