Thói quen khi ăn giúp kéo dài tuổi thọ
Nhiều loại thực phẩm được cho có tác dụng chữa bệnh như hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết… Ngoài ra, sự kết hợp thực phẩm, cách ăn uống hợp lý cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Muốn sống lâu hơn và tránh được bệnh tật, mọi ngườinênduy trì bốn thói quen ăn uống tốt:
1. Nhai chậm
Ảnh minh họa: Bestfood4u
Khi nhắc tới cơ quan tiêu hóa, mọi người hay nghĩ tới dạ dày và ruột. Trên thực tế, miệng là nơi bắt đầu quá trình biến đổi thức ăn. Mục đích của răng là nhai thực phẩm và trộn với nước bọt để tạo nền tảng cho dạ dày tiêu hóa.
Nếu tốc độ nhai quá nhanh, thức ăn vào dạ dày chưa kịp vỡ, không chỉ làm trầy xước niêm mạc đường tiêu hóa mà còn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, kích thích tiết axit dịch vị quá mức. Khi đó, bạn dễ bị viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản.
Đồng thời, khi bạn ăn quá nhanh, hệ thần kinh không kịp phát ra thông báo “no”. Bạn dễ vô tình ăn quá nhiều dẫn tới khó tiêu, béo phì, đau dạ dày mạn tính. Khi thừa cân, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bệnh liên quan tới tim mạch và não, gan nhiễm mỡ…
2. Chế độ ăn nhạt
Mọi người thường định nghĩa ăn nhạt là không chọn đồ cay và kích thích. Từ góc độ sức khỏe, ý nghĩa của chế độ ăn nhạt là duy trì hương vị ban đầu của thực phẩm, tránh thêm quá nhiều gia vị và muối.
Nếu ăn quá mặn trong thời gian dài, muối sẽ xâm nhập trực tiếp vào lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây tổn thương. Người có kiểu ăn như vậy sẽ bị viêm dạ dày mạn tính và các vấn đề khác.
Hơn nữa, có một lượng ion natri nhất định trong cả muối ăn và gia vị. Lượng ion natri nạp vào cơ thể vượt quá tiêu chuẩn gây ra hiện tượng giữ nước và natri, tăng huyết áp và tổn thương thận.
3. Dinh dưỡng cân bằng
Ảnh minh họa: Favy-jp
Không có thực phẩm nào có thể đáp ứng được mọi nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và cải thiện khả năng miễn dịch, bạncầncó một chế độ ăn uống cân bằng.
Các bạn nên sắp xếp các thực phẩm chứa chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ trong ba bữa ăn một cách hợp lý như trứng, sữa, trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt…
4.Không bỏ bữa sáng
Nhiều người quen ngủ muộn và giảm cân thường nói không với bữa sáng. Nhưng đây là bữa quan trọng nhất trong ngày. Bạn sẽ có đủ lượng glucose cần thiết cho các hoạt động của buổi sáng. Đồng thời, bữa ăn đầu tiên trong ngày cũng thúc đẩy chức năng đường tiêu hóa.
Bỏ bữa sáng thường xuyên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa và gây ra các bệnh về dạ dày, táo bón, hội chứng ruột kích thích.
Nếu muốn tránh các bệnh mạn tính và duy trì sức khỏe, bạn nên bắt đầu bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống. Bạn cần duy trì thói quen ba bữa đều đặn, nhai chậm, cân đối dinh dưỡng. Ngoài ra, mọi người nên duy trì lịch sinh hoạt và tập thể dụchàng ngày.