Vì sao hổ không sợ nước, rất thích bơi và bơi giỏi?

Mèo nhà và hổ cùng thuộc họ mèo, nhưng mèo nhà rất sợ dính nước còn hổ rất thích ngâm mình trong nước và bơi lội, hổ thậm chí có thể bơi xa hàng kilomet.

Hổ là loài động vật quý hiếm với 6 tiểu loại, gồm Amur/Siberia, Bengal, Đông Dương, Nam Hoa, Sumatra, và Malay. Trong thế giới hoang dã, các tiểu loài này nằm phân tán ở nửa bán cầu phía Đông của Trái Đất, chủ yếu tập trung ở các khu vực rừng nhiệt đới thuộc Đông Nam Á – đây là khu vực có nhiệt độ trung bình ở mức độ cao. Riêng khu vực Nam Ấn Độ, nhiệt độ vào mùa hè thường xuyên ở mức 37,7 độ C.

Hổ ngâm mình trong nước. (Ảnh: Fine Art America)

Đối mặt với kiểu khí hậu nóng ẩm đó, loài hổ rất thich đi bơi nhằm hạ nhiệt. Hổ thường đi săn đêm (khi tiết trời mát mẻ) còn vào ban ngày, hổ thích đầm mình trong nước.

Ngoài lý do thời tiết ở nơi hổ sinh sống, một lý do nữa khiến hổ thích dầm mình vào nước là vì hổ là loài lớn nhất trong cả họ mèo nên hổ có diện tiếp xúc với không khí lớn, khiến hổ mau bị nóng trong người. Lớp lông của hổ càng khiến nó chóng nóng hơn. Còn loài mèo nhà do ở trong nhà nên chúng sẽ tránh cho lông khỏi bị ướt khiến chúng bị lạnh.

Hổ khi bơi thường để toàn thân (trừ đầu) ngập dưới nước. Nói chung hổ không thích để nước dính hoặc bắn vào mắt, nên chúng thường để nước ngập đến cổ.

Cơ thể cường tráng và bàn chân to rộng theo kiểu mạng lưới giúp hổ bơi giỏi. Các bút lục cho thấy một số cá thể hổ có thể bơi xa tới hàng chục kilomet.

Hổ bơi vừa để cho mát, vừa để di chuyển bằng đường thủy, vừa để tạo lợi thế trong việc săn mồi. Chúng cũng áp dụng chiến thuật lùa con mồi xuống nước để khống chế.

Tuy nhiên, hổ không phải loài đại miêu duy nhất hay bơi. Các loài đại miêu ở xứ nóng khác như báo đốm và sư tử cũng thường xuyên thư giãn trong nước và trổ tài bơi khi cần thiết. Sư tử châu Phi ở châu thổ Okavango của Botswana sẽ bơi tới vùng đất khô khi nước lên ở nơi chúng vốn sống.

Tuấn Anh/TH