5 dấu hiệu trên mặt tố cáo cơ thể đầy bệnh tật cần khám ngay

0 1.007
Lục phụ ngũ tạng là nền tảng sức khỏe của con người, vì vậy nếu bộ phận nào đó bị bệnh, chắc chắn sẽ có biểu hiện ra ngoài, trở thành dấu hiệu cảnh báo.

Trong y học cổ truyền, ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ tương ứng với ngũ tạng bên trong cơ thể con người. Theo thuyết ngũ hành, vạn vật đều có một mối liên kết tương sinh và tương khắc với nhau. Tương ứng như vậy, ngũ tạng cũng có mối dây kết nối.

Dựa trên các đặc tính của ngũ tạng, y học cổ truyền chia ra như sau: Phổi thuộc ngũ hành Kim, đặc tính thanh thuần, nội tại. Gan thuộc ngũ hành Mộc, có đặc tính là sinh sôi nảy nở, có công năng điều tiết. Thận thuộc ngũ hành Thủy, có chức năng tàng tinh, vận chuyển nước khắp cơ thể.

Tim thuộc ngũ hành Hỏa, có tính dương ấm áp, sản sinh nhiệt độ và sự sống cho cả cơ thể. Tỳ (lá lách) thuộc ngũ hành Thổ, có chức năng hóa nguyên, sinh sôi vạn vật, tức là tiêu hóa, vận chuyển dinh dưỡng đi đến tứ chi.

Chính vậy, một người có khỏe mạnh hay thân mình đầy bệnh tật, chỉ cần nhìn sắc mặt là có thể đoán biết. Sắc mặt được xem là nơi “báo cáo” tình hình sức khỏe lục phủ ngũ tạng của một người, phản chiếu những mối nguy tiềm tàng bên trong cơ thể.

Nếu da mặt có 5 dấu hiệu sau đây, nhất định bạn phải chú ý. Đầu tiên là da vàng vọt. Theo y học cổ truyền, sắc mặt vàng vọt là biểu hiện của tỳ vị hư hàn vì màu vàng là màu của đất, tức là Thổ mà Thổ trong cơ thể chính là lá lách.

Những người người bị tiêu chảy, đi tiêu không đều và chảy nước dãi khi ngủ, bất giác nằm sấp khi ngủ thường có vùng gương mặt chuyển sang màu vàng, đây đều có thể dấu hiệu hư nhược của tỳ vị, cần phải lưu ý và đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn.

Thứ hai là sạm da vùng gò má. Theo các chuyên gia sức khỏe, khi tuyến thượng thận bị tổn thương, các hắc tố trên da được sản sinh nhiều và giải phóng khỏi lớp tế bào đáy, ứ đọng ở phần trên của trung bì, điều này da chuyển sang màu vàng rồi thành nâu sạm lại.

Hiện tượng sạm da mặt cũng chứng tỏ thận khí không đủ, thận dương thiếu hụt, bên cạnh đó, hiện tượng tóc bạc bất ngờ cũng là dấu hiệu tận bị tổn thương, cần lưu ý để phát hiện bệnh sớm.

Thứ ba là da mặt xanh xao, thiếu sức sống. Thực tế, làn da sẽ xấu đi trông thấy, trở nên nhợt nhạt, tái xanh và trông thiếu sức sống rõ ràng khi chức năng của gan suy giảm.

Đây được cho là do khả năng chuyển hóa sắc tố đen của gan bị kém đi, khiến các độc tố, chất thải có hại cũng không được chuyển hóa và đẩy ra ngoài cơ thể kịp thời. Lâu dần, chúng tích tụ khiến cho nội tiết rối loạn, biểu hiện trực tiếp qua sắc mặt.

Thứ tư là mặt đỏ khác thường. Nếu như bạn thường xuyên nóng bừng mặt, đỏ mặt một cách bất thường, có đi kèm cảm giác hoa mắt, chóng mặt, tức nặng ngực, đau đầu… thì cần hãy nghĩ ngay đến bệnh tăng huyết áp.

Khi huyết áp không ổn định, tim sẽ phải làm việc quá sức, gây mệt mỏi. Nếu cứ kéo dài như vậy sẽ khiến suy tim, ảnh hưởng chức năng cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể.

Thứ năm là sắc mặt tái nhợt, trắng bợt bạt. Đây được xem là dấu hiệu rõ nét khi bị bệnh ở phổi. Nguyên nhân là do phổi tổn thương, hô hấp không bình thường sẽ khiến lượng oxy được đưa vào cơ thể suy giảm. Tuần hoàn máu đưa oxy đến các bộ phận cũng chịu ảnh hưởng theo, sắc mặt thiếu oxy sẽ trở nên ái nhợt.

Bên cạnh đó, nếu mặt lưỡi trắng nhợt, không có màu hồng nhạt của huyết sắc, viền lưỡi không đều đặn có thêm những vết đốm màu tím là hiện tượng lưỡi dương hư ứ máu, đây là dấu hiệu phổi tổn thương nghiêm trọng.

Phải ăn gì để bồi bổ ngũ tạng? Đầu tiên là đậu xanh. có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, đồng thời loại bỏ chứng phù nề vào mùa hè, giúp gan không bị nóng, giải độc cho gan, tránh bệnh tật hiệu quả.

Tiếp theo là hồng táo, đây được xem là loại quả có chứa những dưỡng chất hỗ trợ quá trình tạo máu và bổ sung máu tự nhiên, rất phù hợp khi bị thiếu máu, yếu sau sinh, sau phẫu thuật…

Dứa có chứa một lượng lớn chất protease, có công dụng phá vỡ các protein trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thúc đẩy tiêu hóa nhanh hơn, tốt cho dạ dày và lá lách.

Lê có rất nhiều công dụng, trong đó có công dụng bổ phổi, giúp phổi hoạt động trơn tru hơn.

Theo nhiều nghiên cứu, trong thành phần của hạt đậu chưa photpho, canxi, vitamin, acid amin. Theo Đông y, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. chữa thận yếu, thận hư rất tốt.

Kiều Dụ (TH)