Những cách đơn giản, dễ thực hiện giúp giữ gìn sức khỏe trong mùa lạnh

Mùa đông đến mang theo tiết trời trở lạnh và những thay đổi nhất định đối với cơ thể của chúng ta. Giờ là lúc cần giữ ấm cho cơ thể, nạp nhiều năng lượng để có thể giữ gìn sức khỏe và cân bằng tâm tính trước những đổi thay của thời tiết.

Những lời khuyên sau của bác sĩ Michel Frey, tác giả của những cuốn sách về y học Trung Quốc, trong đó có cuốn Cách nấu ăn 4 mùa theo y học Trung Quốc, NXB. Guy Trédaniel.

Theo đó, cách vận hành hàng ngàn năm của y học phương Đông, mùa đông phải dành nhiều thời gian nhất ở trong nhà và “chuyển động chậm”. Cơ quan trọng yếu của mùa này là thận. Thận là nơi chứa năng lượng sống của chúng ta rất kỵ lạnh. Vì vậy, cần giữ ấm thận trong ba tháng mùa đông và phải “nạp năng lượng” cho nó.

1. Tập nhẹ nhàng để giữ gìn sức khỏe trong mùa lạnh

Về mặt tập luyện, những bài tập như: Đi bộ, thiền, yoga hoặc võ thuật, tiêu tốn ít năng lượng nhất có thể cũng có lợi cho sức khỏe.

Những cách đơn giản, dễ thực hiện giúp giữ gìn sức khỏe trong mùa lạnh - Ảnh 2.

Mùa lạnh nên tập yoga.

Tận dụng khoảng thời gian này để tập khí công. Môn thể dục này, dựa trên y học phương Đông và kết hợp kiểm soát hơi thở, các bài tập thể chất và công việc trí óc, sẽ dạy bạn cách cải thiện sự lưu thông của khí (năng lượng trọng yếu) trong các kinh mạch, dòng chảy năng lượng thiết yếu.

2. Ngủ nhiều hơn

Mùa đông trở thành một mùa thiền. Y học cổ truyền khuyến nghị nên tận dụng cơ hội để tổng kết về một năm đã qua. Hình dung những sai lầm và thành công của bạn. Mục tiêu là tận dụng thời điểm này để suy nghĩ, phân tích. Đừng sử dụng năng lượng của bạn để khởi động các dự án, nó sẽ cần đợi đến mùa xuân. 

Lý tưởng nhất là ngủ chín giờ mỗi đêm vào mùa đông, trong khi mùa hè bảy giờ là đủ, mùa thu và mùa xuân phải mất tám giờ. Nếu bạn thường ngủ sáu giờ để cảm thấy thoải mái thì hãy chuyển sang bảy giờ vào mùa này.

Những cách đơn giản, dễ thực hiện giúp giữ gìn sức khỏe trong mùa lạnh - Ảnh 3.

Nên ngủ nhiều hơn trong mùa lạnh.

Trước khi đi ngủ, hãy hít thở sâu vài lần để nạp lại năng lượng cho thận. Nằm ngửa, gập gối lại, đặt bàn chân xuống đất, trước hết hít vào bằng mũi, thả lỏng bụng, sau đó thở ra bằng miệng hình chữ “o”, má phồng lên, hóp bụng vào nhưng không xiết. Hít vào một lần nữa và lặp lại bài tập vài lần.

3. Sử dụng các loại thực phẩm có tính nhiệt

Cơ thể phải được “làm ấm” bằng cách tiêu thụ các thực phẩm có tính nhiệt. Không liên quan gì đến nhiệt độ của thức ăn, nhưng y học phương Đông mô tả cà phê, ớt, gia vị, hạt tiêu… là nhiệt với liều lượng rất nhỏ. Cũng có thể bổ sung các thực phẩm trung tính như khoai tây, gạo, đậu Hà Lan… Vào mùa đông nên ăn các loại củ.

Nên tham khảo các công thức nấu ăn kết hợp với y học để biết khi nào nên ăn loại thực phẩm gì. Hãy nhớ rằng, vào buổi sáng, bữa sáng nên ăn đầy đủ.

Những cách đơn giản, dễ thực hiện giúp giữ gìn sức khỏe trong mùa lạnh - Ảnh 4.

Sử dụng thực phẩm có tính nhiệt như ớt vào mùa đông.

4. Giữ ấm lưng

Việc làm ấm khu vực này là cần thiết để kích thích khả năng bảo vệ của cơ thể. Đặt túi chườm nóng ở lưng dưới vào buổi tối, tắm nước ấm hoặc ngồi bên đống lửa. Mặc quần áo giữ ấm cho thận bảo vệ khỏi cái lạnh và ta có thể đeo thêm thắt lưng bằng vải dạ lên vùng này nếu thấy lạnh. Sau cùng, nên cân nhắc mặc đồ tối màu để giữ nhiệt.

Bạn cũng có thể dùng nấm linh chi rất thích hợp vào mùa đông để tăng cường hệ miễn dịch.

5. Chăm sóc thận – cơ quan “đặc quyền” của mùa đông

Theo phương Đông, lịch ước tính mùa đông bắt đầu từ ngày 5 tháng 11 và kết thúc vào ngày 5 tháng 2. Vì vậy, ngày ngắn nhất trong năm (21/12), là ngày giữa mùa này. Các mùa khác được phân chia theo nguyên tắc tương tự: Mùa xuân từ 5 tháng 2 đến 5 tháng 5, mùa hè từ 5 tháng 5 đến 5 tháng 8, mùa thu từ 5 tháng 8 đến 5 tháng 11. 

Điểm đặc biệt khác của cách tính này là chỉ định mỗi mùa một cơ quan sẽ có đặc quyền trong ba tháng vì nó được coi là nhạy cảm hơn. Thận là cơ quan của mùa đông, lá gan của mùa xuân, trái tim được nuông chiều vào mùa hè và lá phổi vào mùa thu. Vì vậy vào mùa đông bạn cần chú ý chăm sóc thận nhiều hơn bằng ăn uống, tập luyện, giữ ấm… bảo đảm cho thận hoạt động tốt.

Hương Thảo/Theo Femina